Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Quy cách xây tường rào đẹp - Xây tường rào cao bao nhiêu là hợp lý?

Quy cách xây tường rào đẹp - Xây tường rào cao bao nhiêu là hợp lý?: Hàng rào là một tiểu công trình không chỉ giúp phòng trộm, chống kẻ gian đột nhập trái phép vào nhà bạn mà nó còn được xem là một tiểu cảnh trang trí tạo phong cách và sự nổi bật cho không gian sống của bạn. Tuy nhiên, nhiều người lại thường xây tường rào theo cảm tính mà không tìm hiểu cụ thể, điều đó rất dễ phạm phải

Hàng rào là một tiểu công trình không chỉ giúp phòng trộm, chống kẻ gian đột nhập trái phép vào nhà bạn mà nó còn được xem là một tiểu cảnh trang trí tạo phong cách và sự nổi bật cho không gian sống của bạn. Tuy nhiên, nhiều người lại thường xây tường rào theo cảm tính mà không tìm hiểu cụ thể, điều đó rất dễ phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu “xây tường rào cao bao nhiêu” là hợp lý để bạn có được một công trình không chỉ đẹp mà còn hợp phong thủy.


1. Xây tường rào cao bao nhiêu? Những sai lầm khi xây tường rào


Trước kia tường rào thường được thiết kế theo kiểu kín cổng cao tường với ý nghĩa chống trộm là chủ yếu. Chủ nhà trước đây còn chưa quan tâm đến yếu tố phong thủy và thẩm mỹ. Chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy những bức tường kín mít và cao, điểm thêm những những mảnh thủy tinh hay thanh sắt gai phí trên để cho người lạ không thể thâm nhập.
- Tường rào quá cao
xây tường rào cao bao nhiêu
Tường cao quá không chỉ phá vỡ khung cảnh đẹp mà còn khiến con người cảm thấy đơn điệu, bí bách. Ngôi nhà của bạn dù không gian bên trong có đẹp đến mấy thì cũng bị che chắn và không thu hút được những ánh mắt bên ngoài. Không những thế, xây tường rào quá cao còn ngăn cản vượng khí từ bên ngoài vào nhà. Tường nhà quá cao và quá kín chính là gia chủ đã tự đóng khép không gian sống của chính mình, không đón nhận được những nguồn sinh khí, những vận tài may mắn đến với ngôi nhà của chính mình. Ngược lại, những luồng khí xấu bên trong cũng không có những lỗ hổng thoát ra, về sau, sẽ tích tụ thành tà khí.
- Xây tường rào quá thấp
xây tường rào cao bao nhiêu

Khi bạn xây tường rào quá thấp sẽ không đảm bảo được yếu tố an ninh, chống ồn, ô nhiễm trong cuộc sống hiện đại.
- Tường rào quá gần nhà
xây tường rào cao bao nhiêu

Hàng rào xây sát gần nhà sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu chân tay, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió.  Đây là lưu ý rất quan trọng kĩ thuật xây tường rào bởi vì chúng đảm bảo độ cân bằng của tường rào với nhà, không gian xung quanh. Đồng thời xây tường rào chú ý đến khoảng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.Khoảng cách từ tường rào đến với ngôi nhà có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình bạn. Tường rào xây quá gần sẽ gây cảm giác bức bối, hạn chế khả năng tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài về không gian bên trong ngôi nhà , làm mất cân bằng năng lượng.
Trong trường hợp nhà bạn không có nhiều diện tích tường rào bao quanh bắt buộc phải xây gần lại với ngôi nhà thì bạn có thể cải thiện điều đó bằng cách giữ một khoảng cách nhỏ và trồng một cây xanh trước nhà. Như vậy có thể dễ dàng thông gió, hứng ánh sáng và tạo năng lượng xanh cho không gian của bạn.
- Xây tường rào cao lớn hơn cổng ra vào
xây tường rào cao bao nhiêu

Trong tổ hợp thiết kế và xây dựng kiến trúc cổng rào thì phần cổng ra vào luôn là phần chính, tường rào là phần phụ góp phần tôn lên vẻ đẹp cho cổng và toàn thể công trình. Trường hợp kích thước tường rào lớn hơn, cao hơn, lấn át cổng chính sẽ làm mất đi vẻ đẹp của tất cả phần cổng rào. Bên cạnh đó việc để cổng chính quá nhỏ còn tường rào quá lớn còn ảnh hưởng tới gia chủ về mặt phong thủy.
2. Xây tường rào cao bao nhiêu là hợp lý?
Có nhiều yếu tố để xác định chiều cao hợp lý của hàng rào cho một công trình, trong đó cần cân bằng giữa tỉ lệ ngôi nhà và tỉ lệ chiều cao hàng rào. Đối với mẫu nhà cao tầng thì hàng rào có thể cao hơn bình thường để có thể cân đối với ngôi nhà. Tuy nhiên những ngôi nhà trệt, nhà cấp 4, những biệt thự 1 tầng thì hàng rào nên thiết kế thấp, các song rào nên để thưa để tạo sự thông thoáng cho công gian. Chiều cao trung bình của hàng rào được cho là hợp lý vào khoảng 1.5m đối với mọi kiến trúc nhà. Với chiều cao vừa phải này, ngôi nhà của bạn sẽ không bị chìm sau hàng rào cũng không quá thấp để kẻ lạ đột nhập. Ngoài ra, chiều cao 1,5m của hàng rào sẽ giúp bạn có được không gian sống xung quanh hòa hợp, thông thoáng. Kích thước hàng rào phải vừa vặn, cân đối, có vị trí đăng đối giữa các bên cổng.
xây tường rào cao bao nhiêu
Ngoài ra kích thước và chiều cao hàng rào không chỉ phụ thuộc vào kích   thước ngôi nhà mà còn dựa vào kiểu kiến trúc và ý đồ của gia chủ cũng như người kiến trúc sư thiết kế. Cuộc sống hiện đại nên vấn đề trộm cướp đã không còn đáng lo ngại như trước kia nên hàng rào hiện nay chủ yếu thiên về vai trò làm đẹp cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, đối với những công trình lớn như biệt thự, lâu đài hay nhà hàng, khách sạn thì bức tường thường được xây dựng hoành tráng, cầu kỳ nhằm thể hiện quyền uy, đại vị và đẳng cấp của chủ đầu tư.

3. Kỹ thuật xây tường rào đúng tiêu chuẩn

Trong xây dựng thì hàng rào có chức năng chính là bao che, bảo vệ. Trong đó, tường rào xây vẫn là một trong số tường rào đảm bảo cao nhất về độ vững chãi, kiên cố và an toàn cho ngôi nhà. Bạn không nên xem nhẹ chất lượng và kỹ thuật xây tường rào. Bởi lẽ khi xây đúng kỹ thuật và đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật sẽ giúp tường rào chắc chắn, đẹp và không bị lún, nứt.
- Kỹ thuật chọn gạch móng xây tường rào
xây tường rào cao bao nhiêu

Gạch xây móng là rất quan trọng. Móng là phần quyết định độ chịu lực tác động và tuổi thọ của hàng rào, do đó, khi chọn gạch xây móng cũng cần xem xét kĩ lưỡng. Tùy từng kiểu hàng rào khác nhau mà có những yêu cầu khác nhau về độ dày của bức tường, cách tính gạch móng xây tường rào đương nhiên cũng sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn cần phụ thuộc vào loại gạch. Xác định độ sâu của móng và bắt đầu xây từ góc của tường rào để đảm bảo cao nhất góc cạnh và độ thẳng của công trình.
xây tường rào cao bao nhiêu

Với hàng rào bê tông ly tâm, phần móng cũng rất quan trọng, bởi chúng góp phần là bệ đỡ nâng đỡ cho toàn bộ các thanh rào vững chãi. Nên chọn gạch thẳng đều, chắc gạch, hạn chế gạch mo hoặc cong vênh vì như thế sẽ khiến cho kích thước tường rào bị ảnh hưởng, tường không thẳng, mất thẩm mỹ.Trước khi xây tường cần tưới nước cho gạch và phần bê tông (cột, dầm, sàn) tại vị trí chuẩn bị xây tường. Đây là lưu ý trong kĩ thuật xây tường rào nhằm giúp cho bê tông bám gạch tốt hơn, có độ kết dính cao, chịu lực tốt.
- Lựa chọn kiểu tường rào
xây tường rào cao bao nhiêu

Khuôn viên trồng hoa hoặc sân vườn nhỏ trước nhà có thể thay thế minh đường trong phong thủy. Do đó, hàng rào dạng hình vuông hay chữ nhật với các cạnh song song với các mặt của ngôi nhà là tốt nhất. Trong phong thủy hàng rào, nếu tường rào không ngay ngắn thì trường khí tích tụ không thể cân bằng, khó trở thành cát khí hỗ trợ cho gia chủ. Nếu nhà có nông trại hoặc sân vườn quá rộng khiến hàng rào cách xa cửa chính thì không nhất thiết phải thuận theo quy tắc trên.
- Xây tường rào cân đối với cổng nhà
xây tường rào cao bao nhiêu

Tường rào của một công trình bất kì đều gắn với cổng ra vào. Một tường rào đẹp phải có sự hài hòa, cân xứng với cổng chính. Theo tiêu chuẩn và thẩm mỹ thì tường rào thường thấp hơn so với cổng. Ngoài ra về trang trí, kiểu dáng, chất liệu của tường rào cũng cần đồng bộ với cổng. Kết cấu quen thuộc luôn là cổng ra vào ở giữa, tường rào xây cân đối, vuông vắn về hai bên. Khi xây tường rào và cổng cũng cần phù hợp với kiến trúc của tường công trình sao cho không bị tách biệt với tổng thể ngôi nhà.
- Tường rào cần đảm bảo sự thông thoáng và an toàn.
xây tường rào cao bap nhiêu

Tuyệt đối không để hàng rào vướng dây điện hay quá nhiều dây leo vừa gây nguy hiểm vừa mất giá trị thẩm mỹ. Những cây leo nếu trồng ở mức độ vừa phải sẽ làm đẹp và làm mát cho ngôi nhà, nhưng nếu mật độ quá dày đặc thì vừa xấu tường rào, dễ gây nấm mốc và còn trở thành nơi trú ngụ cho những loại vậy có hại như rắn hay bọ. Vì tường rào là bộ phận có vị trí ngoài trời, do vậy khi lựa chọn các chất liệu xây dựng, trang trí, chủ đầu tư cần thận trọng chọn những vật liệu có độ bền cao, ít thấm nước và bám bụi.
- Khoảng cách giữa nhà và tường rào hợp lý
xây tường rào cao bao nhiêu

Giữa tường rào và nhà cần có khoảng cách hợp lý vừa đẹp vừa đảm bảo cho gia củ dễ dàng quan sát và thiết kế sân vườn phù hợp. Như trên đã nói nếu hàng rào quá gần với nhà sẽ tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt và chật hẹp. Ngược lại tường rào quá xa so với nhà sẽ tạo cảm giác trống trải, mệt mỏi và nhàm chán khi bước từ cổng vào nhà. Đồng thời cũng làm cho chủ nhà tốn kém hơn cho việc thiết kế sân vườn trước nhà. Do đó khoảng cách giữa tường rào và nhà cần vừa phải để có thể giao lưu hài hòa giữa không gian kiến trúc trong nhà với không gian bên ngoài.
- Nên tìm kiến trúc sư tư vấn và thiết kế xây tường rào cao bao nhiêu
xây tường rào cao bao nhiêu
Việc thiết kế nhà ở, sân vườn, cổng rào hiện nay đã không còn xa lạ với các chủ đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn nhiều gia chủ, đặc biệt ở các vùng quê không thuê kiến trúc sư thiết kế mà cóp nhặt mẫu trên mạng hoặc tự lên ý tưởng rồi thuê thợ xây dựng. Thậm chí có nhiều gia đình chỉ thuê thiết kế phần nhà ở, còn lại phần cổng rào cho là phần phụ nên tự thiết kế và xây dựng. Nhưng nếu một ngôi nhà đẹp mà tường rào không phù hợp hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn thì toàn bộ ngôi nhà đó vẫn chưa hoàn hảo. Với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong thiết kế xây dựng, những người kiến trúc sư sẽ đưa ra cho chủ nhà những phương án thiết kế cổng rào phù hợp nhất với ngôi nhà và đảm bảo được chức năng của tường rào mà lại tiết kiệm chi phí.
Trên đây là kinh nghiệm của kiến trúc sư ANG trả lời cho câu hỏi xây tường rào cao bao nhiêu. Nếu quý khách có nhu cầu về tư vấn, thiết kế nhà ở, biệt thự, nhà phố vui lòng để lại dưới comment hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0988 030 680 để được tư vấn chính xác.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Tìm hiểu phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Xây dựng công trình dân dụng không hiếm khi gặp nền đất yếu.Tùy thuộc vào tính chất của lớp đất yếu và đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta sử dụng phương pháp xử lý nền đất móng phù hợp. Mục đích nhằm tăng sức chịu tải của nền đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình. Có rất nhiều biện pháp xử lý nền đất yếu như:
- biện pháp cọc cát
- biện pháp bấc thấm
- biện pháp giếng cát
- biện pháp thay đất
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm


1. Phương án xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm - Tìm hiểu về nền đất yếu 

Đất yếu được hiểu là loại đất là bản thân nó không đủ để tiếp thu tải trọng của các công trình bên trên như các công trình như nhà cửa, đường xá, đê đập. Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau: Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5 - 1,0 kg/cm2), dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được gọi là yếu khi :
Dung trọng: ⋎W ≤ 1,7 T/m3
Hệ số rỗng: e ≥ 1
Độ ẩm: W ≥ 40%
Độ bão hòa: G ≥ 0,8
Dựa vào các chỉ tiêu cơ học:
Modun biến dạng: E0 ≤ 50 kg/cm2
Hệ số nén: a ≥ 0,01 cm2/kg
Góc ma sát trong: φ ≤ 100
Lực dính (đối với đất dính): c ≤ 0,1 kg/cm2.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp quý khách tìm hiểu về bấc thấm và phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm.
Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế:
- Đất sét mềm: gồm các loại đất sét hoặc đá sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước, cường độ thấp.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Than bùn: là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.

phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Đất bazan: Đây cũng là đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Đất hoàng thổ và các dạng đất hoàng thổ có độ rỗng lớn, khi ở trạng thái khô có khả năng lực lớn nhưng khi ngậm nước gây biến dạng lớn.

2. Khái niệm bấc thấm – Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Bấc thấm hay còn gọi là bấc thấm thoát nước là một loại vật liệu dùng trong ngành xây dựng dùng để gia cố nền đất yếu cho một số loại công trình xây dựng.
- Cấu tạo bấc thấm:
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Bấc thấm thực chất là một loại ống gồ 2 lớp: lớp ngoài là ống vải địa kỹ thuật không dệt sợi kiên tục chất liệu PP hoặc PE 100% có độ bền cơ học lớn, hệ số thấm cao, kích thước lỗ nhỏ giúp ngăn đất cát thâm nhập vào lõi thoát nước. Lớp trong là nhựa PP, có rãnh cả hai phía. Bấc thấm thường được xếp dẹp lại để thuận tiện cho thi công, khi xếp dẹp, bấc thấm thường rộng 100mm, dày từ 4-7mm và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng trăm mét. Bấc thấm làm chức năng thoát nước lỗ rỗng từ các túi bùn- nước của nền đất yếu lên tầng đệm cát mỏng (khoảng 50 ÷ 60 cm) để thoát ra ngoài, như vậy sẽ tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Phân loại bấc thấm
+ bấc thấm đứng CD (Ceteau- drain) là một loại của bấc thấm PVD được sản xuất bởi công ty Thai Miltec. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Singapo…
+ bấc thấm ngang SD là một loại của bấc thấm PVD được sản xuất thay thế lớp đệm cát trong PVD, thay thế hệ thống ống thoát nước đục lỗ trong hệ thống PVD, thay thế vật liệu thoát nước ngầm. Sản phẩm có độ bền cao, dễ thi công và giá cả cạnh tranh. Bấc thấm ngang có hình dạng và cấu tạo tương tự bấc thấm đứng thông thường nhưng kích thước lớn hơn. Bấc thấm ngang có các mặt cắt ngang thông thường như sau:8.0mm x 150mm; 8.0mm x 200mm; 8.0mm x 300mm; 8.0mm x 600mm.

3. Tác dụng của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Các tác dụng của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm như sau:
- Gia cố nền đất yếu: Bấc thấm được sử dụng để gia cố nền đất yếu, trong thời gian ngắn có thể đạt tới 95% độ ổn định dài hạn, tạo khởi động cho quá trình ổn định tự nhiên ở gia đoạn sau. Quá trình cố kết có thể được tăng tốc bằng cách gia tải.
- Ổn định nền: Các công trình có thể ứng dụng bấc thấm để xử lý nền đất yếu rất đa dạng, bao gồm: cao tốc, đường dẫn đầu cầu, bến cảnh, ko xăng dầu…xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng động.
- Xử lý môi trường: Bấc thấm được dùng để xử lý nền đất yếu, đất nhão ở khu vực thường thấy ở khu chôn lấp rác. Bấc thấm cũng được sử dụng để tẩy rửa các khu vực đất bị ô nhiễm bằng công nghệ hút chân không, hút nước ngầm thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm, mang theo các chất ô nhiễm hòa tan trong nước lên bề mặt để xử lý.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Tính năng quan trọng của bấc thấm là:
- Khả năng chống chịu được với vi khuẩn bacteria và một số loại vi khuẩn hữu cơ khác.
- Không bị ăn mòn hay biến chất bởi các loại axit, kiềm hay các loại hóa chất hòa tan có trong đất.
- Khả năng chống mài mòn cực tốt

4. Đặc tính và phạm vi áp dụng phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

a. Đặc tính của bấc thấm
- Nước lỗ rỗng được hấp thụ qua lớp vải lọc vào bản thoát nước và chảy vào trong lõi bấc một cách êm thuận. Với đặc tính này thì ngay cả khi bấc thấm ngang được mở rộng thì khả năng thoát nước vẫn được duy trì.
- Hệ số thấm của lớp vải lọc được thiết kế thấp nên kiểm soát được tốc độ chảy bên trong của bản thoát nước vì thế làm giảm sư dịch chuyển của các hạt xung quanh bản thoát nước, từ đó hạn chế được sự hình thành lớp màng sét trên bề mặt lớp vải lọc.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Bấc thấm là loại vật liệu có cường độ chịu kéo và độ dãn dài cao trong khi cố định tốc độ dịch chuyển tự do của lõi và lớp vải lọc. Do đó có thể biến dạng theo sự thay đổi của địa hình do lún cố kết. Bản thoát nước không chỉ nhẹ và dễ vận chuyển mà cũng không cần một vật liệu liên kết đặc biệt nào.
b. Phạm vi ứng dụng
- Loại đất: Áp dụng cho đất sét, đất cát mịn
- Tải trọng: Chịu tải trọng trên 50kN/m2, tương đương chiều cao đắp 14m
- Ứng dụng:
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

+ Vùng đắp: thay thế cho lớp đệm cát và cọc cát
+ Khu thể thao: sân golf, bề mặt sân thể thao
+ Các ứng dụng khác thay khối đắp, ngăn ngừa thấm

5. Tính toán và bố trí phương pháp sử xử nền đất yếu bằng bấc thấm

phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

a. Tính toán
Tính toán và bố trí bấc thấm phải xuất phát từ yêu cầu đối với mức độ cố kết cần đạt được hoặc tốc độ lún dự báo còn lại trước khi xây dựng công trình.
Tính toán mật độ cắm bấc theo nguyên tắc thử dần với các cự ly cắm bấc khác nhau. Để không làm xáo trộn đất, khoảng cách cắm bấc tối thiểu là 1.3m. Ngoài ra để chúng đảm bảo làm việc thì không nên bố trí chúng xa quá 2.2m
Khi có các ống thoát nước đứng, độ cố kết toàn phần trung bình là sự kết hợp ảnh hưởng sự thấm theo phương ngang (xuyên tâm) và sự thấm theo phương đứng, nó được tính theo công thức sau:
U=1- (1-Uh)(1-Uv)
Trong đó:
U: là độ cố kết toàn phần trung bình
Uh: là độ cố kết theo phương pháp ngang (xuyên tâm)
Uv:  là độc cố kết theo phương đứng
Việc thiết kế các các ống thoát nước PV yêu cầu phải dự đoán được mức độ tiêu tán của áp lực dư kẽ rỗng do hiện tượng thấm hướng tâm vào ống thoát nước đứng cũng như đánh giá được vai trò của sự thấm theo phương đứng. Giải pháo đầy đủ đầu tiên cho vấn đề thấm xuyên tâm đã được đưa ra bằng ống thoát nước đứng bằng cát.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

b. Bố trí
Phải bố trí phân bố đều trên mặt bằng công trình có điều kiện địa chất công trình như nhau. Đối với công trình dân dụng và công nghiệp, bấc thấm được bố trí ngay dưới móng công trình và ra ngoài mép công trình về mỗi phía một khoảng 0.2b (b:bề rộng móng). Đối với công trình đường thì phải bố trí bấc thấm đến chân taluy của nền đắp. Bấc thấm được bố trí lưới ô vuông hoặc tam giác đều.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Chiều dài cắm của bấc thấm phải bố trí hết chiều dài chịu nén cực đại Za của nền đất dưới tá dụng của tải trọng công trình. Nếu Za < chiều dày tầng đất yếu thì bấc thấm chỉ cần cắm hết chiều dài Za. Còn khi lớp đất yếu quá dày, bề rộng công trình quá lớn (Za>20m) thì cần chú ý đến chiều sâu hiệu quả thực sự của bấc thấm. Trường hợp bên dưới Za có tầng cát mịn chứa nước thì không cắm bấc thấm vào tầng cát mịn đó.
Tham khảo các mẫu nhà 1 tầng có tầng hầm đẹp nhất

6. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm – Cách thức thực hiện

- Về thiết bị
Thiết bị thực hiện phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm có đặc trưng kỹ thuật như sau:
Trục tâm để lắp bấc thấm có tiết diện 61x120mm, dọc trục có vạch chia đến cm để theo dõi chiều sâu cắm bấc và phải có quả dọi để thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng khi cắm bấc vào lòng đất. Phải có lực đủ lớn để cắm bấc đến độ sâu thiết kế.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

- Trình tự thực hiện phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm:
B1. Định vị tất cả các điểm phải cắm bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường theo hàng dọc và hàng ngang đúng với sơ đồ thiết kế, công việc này áp dụng cho từng ca máy.
B2. Đưa máy cắm bấc vào đúng vị trí theo đúng hành trình đã vạch trước. Xác định trục xuất phát trên trục tâm để tính chiều dài bấc thấm đươc cắm vào đất, kiểm tra độ thẳng đứng của bấc thấm.
B3. Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy, chiều dài bấc thấm được gấp lại tối thiểu 30cm và đưa đầu trục đến vị trí cắm bấc thấm.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

B4. Gắn đầu neo vào đầu dưới của bấc thấm và được ghim lại bằng ghim thép. Các đầu neo có kích thước phù hợp với đầu bấc thấm, thông thường bằng thép 85x150mm dày 0.5mm.
B5. Cắm trục tâm đã được gắn bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều trong phạm vị 0.2-0.6m/s. Sau khi cắm xong kéo trục tâm lên, lúc này đầu neo giữ bấc thấm lại trong đất. Khi trục tâm đã được kéo lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm sao cho còn lại ít nhất 20cm đầu bấc thấm nhô lên trên lớp đỉnh cát và quá trình lặp lại cho vị trí khác.
B6. Sau khi cắm xong thì tiết hành thi công lớp đệm cát thoát nước ở bên trên.
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm


7. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

a. Ưu điểm
- Thi công nhanh, công nghệ thi công phổ biến, thiết bị thi công đơn giản
- Tốc độ thoát nước tốt
- Không làm xáo trộn nền đất
- Thân thiện với môi trường
- Hiệu quả xử lý cao do bấc thấm không bị cắt hay tắc đường thấm mà có khả năng biến dạng khi tầng biến dạng.  
- Phù hợp với những vị trí có chiều dày lớp đất yếu nhỏ hơn 20m.

phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

b. Nhược điểm:
- Tốc độ cố kết chậm, thời gian chờ cố kết lâu hơn biện pháp giếng cát
- Độ lún dư sau khi xử lý lớn hơn biện pháp giếng cát
- Tốc độ thoát nước giảm theo thời gian, chiều sâu xử lý nhỏ
Trên đây là những kiến trúc về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm. Chúc quý khách có được những thông tin hữu ích để xây dựng cho mình những công trình vững chắc và bền đẹp. Mọi yêu cầu tư vấn và thiết kế nhà ở vui lòng liên hệ SĐT 0988 030 680 để được tư vấn miễn phí.

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Cùng ANG chia sẻ kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng theo đúng tiêu chuẩn

Cùng ANG chia sẻ kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng theo đúng tiêu chuẩn: Trước tình trạng “đất chật người đông” hiện nay thì việc xây dựng nhiều toàn nhà cao tầng đã và đang là biện pháp tối ưu giải quyết vấn đề nhà ở của người dân.

Trước tình trạng “đất chật người đông” hiện nay thì việc xây dựng nhiều toàn nhà cao tầng đã và đang là biện pháp tối ưu giải quyết vấn đề nhà ở của người dân. Đặc biệt ở các đô thị lớn, các tòa nhà cao tầng xuất hiện nhiều và san sát nhau. Những tòa nhà cao tầng phong phú, đa dạng về kiến trúc và kết cấu, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi đã trở thành lựa chọn của nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đa số các hộ gia đình sống trong các toàn nhà này đều gặp vấn đề về nước dùng. Đã bao giờ bạn cảm thấy khó chịu khi nước trong vòi chảy rất nhỏ hay nước dưới cống thoát rất chậm chưa? Những phòng càng ở trên cao thì áp lực nước càng yếu nên nguồn nước được bơm lên không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân tình trạng đó và kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn.

1. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – tìm hiểu chung

Việc thiết kế cấp thoát nước trong nhà cao tầng trở thành một điều vô cùng quan trọng trước khi xây nhà cao tầng hay cao ốc. Thiết kế cấp thoát nước trong nhà cao tầng là thiết kế hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa và sau đó thu tất cả các loại  nước sinh hoạt, nước thải (và cả nước mưa) từ các hệ thống đường ống phụ trong tòa để xử lý, điều hòa, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát nước  xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài. Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhà cao tầng dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng
Thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà cao tầng sẽ bao gồm hệ thống thoát nước mưa từ mái, ban công và hệ thống thoát nước sinh hoạt từ nhà vệ sinh, chậu rửa, nhà tắm…Nước được thu lại qua phễu thu, theo đường ống thoát nước tới bể tự hoại rồi chảy ra ngoài theo đường ống thoát nước. Các phần cố định của hệ thống thoát nước bao gồm các đường ống nước thải, xi phông, hố ga. Hệ thống nước có các qui định , nguyên tắc cần phải tuân theo để đảm bảo tốt tính năng và hiệu quả sử dụng , đồng thời đảm bảo được tinh an toàn cho người sử dụng. Vì thế để thiết kế , lắp đặt hay sửa chữa hệ thống nước cho nhà , toà nhà… cần những người hiểu biết về công việc , được cấp phép hoạt động

2. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản


Thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà cao tầng bao gồm các hệ thống như sau: Hầu hết các hệ thống cấp nước đều sử dụng tích hợp của 3 loại hệ thống: Hệ thống cấp nước trực tiếp, hệ thống cấp nước gián tiếp và hệ thống thoát nước thải.
- Hệ thống cấp nước trực tiếp dùng nước sạch được cấp từ đường ống nước công cộng bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính.
- Hệ thống cấp nước gián tiếp dùng máy bơm hút nước sạch vào bể trên mái nhà, sau đó dẫn nước đi thông qua mạng lưới đường ống phụ.
- Đối với hệ thống thoát nước thải, nước thải sẽ di chuyển qua các ống từ nhà vệ sinh và các chậu rửa chạy xuống bể tự hoại rồi được xử lý sau đó được thải ra ngoài. Hệ thống cấp nước này bao gồm: máy bơm nước, đường ống đứng, bể chứa, thiết bị phao tự ngắt và các đường ống phụ.

a. Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước

- Đường ống đến các thiết bị dùng nước ngắn nhất
- Các đường ống nằm thẳng thường đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước, các đường ống nằm nang thường đặt trong tường. DO đó, ống phải tốt. mối nối phải khít.
- Không đặt đường ống qua phòng ngủ
- Mỗi đường nhánh không phụ vụ quá 5 thiết bị dùng nước.
- Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống bơm nên trên cao nên làm riêng, nếu không, cần phải có van một chiều.
- Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người 1 ngày đêm là 0.2m3
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

b. Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước

- Đường ống phải đủ lớn
- Hệ thống đường ống thoát nước phải có hai loại: thoát nước buồng xí và thoát nước nước, tắm giặt, bếp. Đường kính tối thiếu đối với loại 1 là 100mm, loại 2 là 75mm.
- Độ dốc của các đường ống nằm ngang phải nhỏ hơn 35%. Các ống nằm ngang nếu đi qua móng, tường có thể đặt dưới mặt nước ngầm.
- Phải có ống chắn rắc trên đầu ống ( đối với ống loại 2)
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước chảy yếu:
  • Không có bản vẽ thiết kế hệ thống thống ống nước nên khi thi công lắp đặt mà chỉ dựa theo sự suy đoán, ước chừng để thực hiện.
  • Do thiết kế đường ống nước: Ống nước nhà bạn được lắp đặt quá lòng vòng, nhiều đoạn gấp khúc không cần thiết.
  • Do đường kính ống nước quá lớn: Khi nguồn nước từ bồn chứa ở trên cao chảy xuống, áp lực nước ở tầng trệt là cao nhất. Nếu như các bạn mở tất cả các van vòi nước ở tầng trệt thì nước sẽ chảy rất nhanh và mạnh xuống dưới do đường kính ống to nên nước ở những tầng trên sẽ yếu
Cách khắc phục nước chảy yếu
Để nguồn nước được cung cấp đầy đủ trong tất cả các tầng lầu của công trình, các bạn hãy khắc phục nước chảy yếu bằng những giải pháp sau:
  • Cần phải có bản vẽ thiết kế hệ thống ống nước chi tiết và dựa vào đó để thi công.
  • Để tăng áp lực chảy xuống các phòng ở lầu cao các bạn hãy nâng cao vị trí của bồn chứa nước lên khoảng 03 – 04m so với vị trí hiện tại đồng thời lắp đặt lại hệ thống đường ống nước với đường kính như sau: Nên sử dụng những ống nước có đường kính là 34mm ở gần bồn chứa nước, sau đó giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm. Khi đó các ống chạy theo chiều ngang cũng không nên lớn hơn 21mm. Như vậy những phòng ở lầu thấp mở van vòi nước thì nước sẽ không chảy ồ ạt hết xuống dưới gây thiếu nước ở lầu cao.
  • Không nên lắp đặt đường ống nước quanh co và gấp khúc quá nhiều.
  • Kiểm tra ống nước thường xuyên để vệ sinh, bảo quản đường ống nước và thay thế nếu bên trong ống nước bị đóng vôi hay nứt vỡ.
  • Cuối cùng, nếu như các bạn làm mọi cách mà vẫn không thể làm nước chảy mạnh ở lầu cao thì hãy lắp đặt và sử dụng máy tăng áp
lực nước. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này sẽ rất tốn kém.


3. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – Các biện pháp thi công

a. Phương pháp cấp nước cho nhà cao tầng sử dụng bể nước trên mái

Đây là phương án của các công trình Việt nam. Nước được bơm từ bể nước ngầm lên bể chứa trên mái, sau đó từ bể nước trên mái sẽ gồm các trục cấp nước cho các tầng phía dưới, phương án này không sợ mất điện máy bơm (vì bể nước mái dự trữ được tối thiểu 1 ngày đêm). Tuy nhiên chúng ta phải xây dựng bể nước mái khá lớn trên mái nhà (thông thường khoảng 30-50m3).
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

b. Phương án không dùng bể nước trên mái

Là phương án không cần sử dụng bể nước mái, nước từ bể ngầm qua hệ thống máy bơm (có hệ thống bình tăng áp) cấp trực tiếp cho các thiết bị dùng nước. Phương án này được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển do nguồn điện ổn định. Nhược điểm phương án này là hệ thống bơm có công suất lớn hơn và phải có bình áp, phải có hệ thống điện dự phòng 24/24h.

4. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng – Các bước thi công


a. Định vị lấy dấu
Sau khi chọn được bằng, công tác lắp đặt các đường ống sẽ được bắt đầu. Các phần của hệ thống nước sinh hoạt:
 Cao độ lắp đặt ống nước và các thiết bị so với mặt sàn hoàn thiện như sau:
– Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
– Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
– Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
– Đầu chờ lavabo: +0,55 m
– Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m
– Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m
– Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
– Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm

b. Công tác chuẩn vị vật tư, thiết bị

Nguyên liệu và thiết bị vật tư phải được chuẩn bị và cung cấp đầy đủ trước khi lắp đặt để đảm bảo đúng tiến độ thi công yêu cầu. Kiểm tra các vật liệu đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại, số lượng như trong bản vẽ thiết kế.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng


c. Lắp đặt đường ống cấp nước

Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hợp với máy cắt ren ống chuyên dụng. Đối với ống uPVC là loại ống nhựa được sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các công trình nhà phố, biệt thự. So với ống kẽm và ống PPR thì ống nhựa PVC có giá thành thấp hơn rất nhiều và công tác lắp đặt nhanh chóng. Với ống PVC này thì việc lắp đặt đơn giản, các bạn chỉ cần dùng keo dán ống nước PVC chuyên dụng là được rồi. Còn đối với ống và phụ kiện ống PPR việc lắp đặt ống phức tạp hơn ống PVC, khi lắp đặt các bạn cần sử dụng máy cắt, hàn ống, khi liên kết các ống và các phụ kiện thì dùng máy hàn nhiệt cầm tay chuyên dụng. Khi hàn máy phải đủ nóng để làm mềm trong 4-6 giây, sau đó đưa vào kết nối với măng sông hay vật tư khác. Lưu ý trước khi hàn phải cắt ống sao cho bề mặt cắt phải phẳng, lau sạch đầu ống hàn, khi hàn ống, đấu nối các phụ kiện chú ý giữ ống và phụ kiện thẳng góc với máy hàn.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

Đường ống cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt các bạn sẽ vẽ lờn tường những đường cắt đục, sử dụng các loại máy cắt gạch kết hợp thủ công, để tạo rãnh trên tường. Độ sâu cắt đục tường trung bình là 3 – 4cm, độ rộng trung bình là 5-10cm tùy từng vị trí. Nếu tại vị trí có nhiều ống đi cùng 1 lộ nhà thầu sẽ đục cắt tường cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường. Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn. Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng tầng. Sau khi lắp đặt ống xong dùng vữa xi măng trát cố định ống trên tường , dưới sàn nhà.
Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước các bạn thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước, bơm nước đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của thiết kế). Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 15 phút, nếu sụt áp không vượt quá 0,2 kg/cm2 so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên các bạn sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.

d. Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm

Trục đứng cấp nước được thiết kế ống thép tráng kẽm. Khi lắp đặt, các bạn căn cứ bản vẽ thiết kế để xác định các vị trí ống trục đứng cấp nước, dùng máy ren chuyên dụng để ren tiện các đầu ống, các mối tiện ren được sơn chống rỉ, quấn dây đay để đảm bảo khi lắp đặt xong các mối nối được kín khít, các ống trục đứng cấp nước được cố định bằng các giá treo đỡ ống (V 40x 40x 4), khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6 m, ống trục đứng được đưa lên các tầng thông qua hộp kỹ thuật vận chuyển bằng thủ công. Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống trục đứng, các giá đỡ đảm bảo chắc chắn không bị rung lắc ta bịt các đầu chờ và tiến hành bơm thử áp lực.

kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

Xác định vị trí lắp đặt bơm, đổ bệ bơm bằng bê tông để đảm bảo khi hoạt động không bị rung. Khi bê tông đủ độ chắc chắn ta lấy dấu khoan bắt chân máy bơm xuống bệ bê tông, dưới chân máy bơm đặt tấm đệm cao su dầy từ 1 đến 2 cm để chống rung, chống ồn. Máy bơm với ống hút và ống cấp lên bể mái được lắp đặt bằng khớp mềm, van 1 chiều chống va đập làm hỏng máy bơm. Khi lắp đặt xong các bạn sẽ mời nghiệm thu và đưa vào chạy thử, đảm bảo yêu cầu mới đưa vào sử dụng.

5. Kinh nghiệm lắp đặt hệ thống thoát nước cho nhà cao tầng.

Do thoát trục là ống uPVC D350, D300, D200, D150, D100 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên các bạn sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Đối với các đoạn ống đi xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn. Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng các bạn dùng đai ôm ống hoặc giá đỡ ống bằng thép chữ L, ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường. Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng. Kết nối ống bằng keo, lau sạch đầu ống và vật tư cần kết nối bằng giẻ dùng cọ thoa keo đều đầu ống và vật tư sau đó dùng tay ấn mạnh đầu ống vào vật tư và giữ chặt trong 3-5giây. Với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt ống phải tiến hành công tác chống thấm cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông. Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang , các ống xả rác. Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45o của các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm. Với các ống thoát chính theo phương đứng cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống. Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần. Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước ngăn mùi riêng.

6. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng – Kiểm tra và nghiệm thu


Việc kiểm tra thử áp lực cho các hệ thống đường ống giúp chúng ta đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống cấp thoát nước đã được thi công theo đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. Áp lực thử không được nhỏ hơn 1,25 lần áp lực làm việc lớn nhất của đoạn ống. Áp lực thử không được vượt quá giới hạn áp lực của ống hay gối đỡ đã thiết kế. Phải nối các đường ống nước thải sao cho phù hợp nhất, chẳng hạn như nước thải từ bồn rửa không được xả ra theo đường ống nước mưa. Phải đảm bảo đầu thoát nước thải không bị rác chặn hoặc phải có lưới để ngăn rác khỏi tắc đường ống. Tất cả các đường ống nước thải bao gồm đường ống chôn dưới đất, ống dẫn chất thải, ống thông gió và ống cống ngầm phải luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt. Cần phải kiểm tra định kỳ tất cả các đường ống trên; nếu phát hiện rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hư hỏng, cần tiến hành sửa chữa ngay. Cần kiểm tra các cửa cống thường xuyên, nếu phát hiện tắc nghẽn thì phải xử lý ngay. Các cửa cống phải được bố trí sao cho việc bảo trì được thực hiện dễ dàng và thường xuyên. Không nên để các vật cản như đồ đạc hay cây cảnh ở khu vực này. Có thể ngăn chặn khí thải do rò rỉ từ các hố ga bằng cách sử dụng loại nắp cống hai lớp, hoặc sửa chữa ở các cạnh của lỗ cống hoặc các vết nứt ở các miệng cống.

kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

7. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – Các lỗi hay gặp khi thi công

a. Độ dốc của đường ống không đúng

Trong một vài trường hợp độ dốc của ống ngang có thể nhỏ hơn ( 1,5mm) nhưng độ dốc lý tưởng là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống (2%). Với độ dốc này , cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành của ống . Ống dốc quá (>4%) cũng dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ , bởi vì chất lỏng di chuyển quá nhanh và để lại chất rắn ở phía sau.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

b. Cửa thăm không tiếp cận được

Điều này thường xuyên xảy ra. Cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép người thợ tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc. Khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45 cm.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

c. Thông khí phẳng (nằm ngang)

Tất cả các cách thông khí cho bẫy được chia làm 2 loại : ướt và khô . Thông khí ướt là sử dụng ống thoát quá khổ mà cũng làm ống thông khí. Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng là cung cấp khí cho hệ thống . Cả 2 loại đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín , nhưng thông khí ướt được giữ thông thoáng bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống . Tuy nhiên ,nước mà dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt không đúng cách , có thể bị tắc cùng với các chất thải mà nó mang theo cùng.
kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng. Hi vọng các bạn có thêm những kiến thức hữu ích cần thiết cho việc thiết kế và thi công hệ thống cấp thoát nước hiệu quả cho gia đình.



Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới - Tropical style

Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới - Tropical style: Trước khi bắt tay vào thiết kế một công trình bất kỳ, các kiến trúc sư thường tính toán và cân nhắc đến việc lựa chọn một phong cách nội thất xuyên suốt phù hợp

Trước khi bắt tay vào thiết kế một công trình bất kỳ, các kiến trúc sư thường tính toán và cân nhắc đến việc lựa chọn một phong cách nội thất xuyên suốt phù hợp với hạ tầng cơ bản của công trình. Đồng thời phong cách nội thất cũng cần đáp ứng được yêu cầu của đầu tư. Sự đồng bộ về phong cách trong một công trình là yêu cầu cơ bản trong thiết kế nội thất. Mặc dù việc thiết kế và trang trí nội thất phần lớn dựa vào sở thích và cá tính riêng của từng gia chủ, với mục đích mang đến không gian sinh hoạt ấm cúng, thoải mái và thư giãn nhất, phù hợp với lối sống của mỗi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta xao lãng việc cập nhật những tin tức và xu hướng mới nhất trong làng thiết kế. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ANG đi sâu tìm hiểu về phong cách thiết kê nội thất miền nhiệt đới.
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

1. Phong cách thiết kế nội thất miềm nhiệt đới – tropical style là gì?



Tropical style hay còn gọi là phong cách nhiệt đới là một phong cách nội thất độc đáo được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là phong cách thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ những vùng đất miền nhiệt đới với màu xanh bất tận của biển, trời, rừng cây nhiệt đới…Một không gian được thiết kế theo phong cách nhiệt đới sẽ mang bầu không khí yên tĩnh, thanh bình của một hòn đảo thiên đường. Đời sống hiện đại khiến xu hướng mang thiên nhiên vào nhà đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là ở thành thị, khu đô thị lớn. Đặc trưng của phong cách này là dùng các họa tiết như lá cọ, lá dừa, đặc biệt là màu xanh nước biển. Bạn sẽ đắm mình trong những hương hoa cỏ lạ và tiếng sóng biển du dương nếu áp dụng phong cách này vào ngôi nhà.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Thiết kế nội thất nhà theo phòng cách nhiệt đới không chỉ phù hợp với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta mà còn có thể giải tỏa strees trong cuộc sống hằng ngày, tạo cho bạn cảm giác mát mẻ, trong lành, thư giãn tối đa. Tropical style không dành cho những người “sống vội”. Đó không phải là phong cách thiết kế nội thất “mì ăn liền”. Ngược lại, nó đòi hỏi bạn phải thật sự có những chính kiến và ý tưởng mạnh. Có thể phong cách miền nhiệt đới sẽ không tốn kém của bạn quá nhiều tiền, nhưng chắc chắn sẽ là bài toán khó cho bạn trong việc sáng tạo.

2. Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

a. Đặc điểm về màu sắc

Màu sắc nổi bật của phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới là những màu như xanh, trắng, vàng,..hầu hết những gam màu có sắc tố đậm kết hợp với các sắc tố nhạt trung hòa đem đến cảm giác như miền nhiệt đới. Việc kết hợp các màu đậm với nhạt để tạo sự hài hòa, làm cho không gian không quá sung đột màu sắc. Biển khơi và bầu trời có thể được tái hiện qua các tông màu xanh trong khi đó hình ảnh bãi cát trải dài lại được thể hiện qua những sắc thái khác nhau của màu vàng. Một màu sắc khác không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới đó là màu xanh tươi mát của những tán lá cây. Tất cả sắc độ của xanh dương và xanh lá từ nhạt tới đậm đều được khuyến khích trong phong cách này. Hãy suy nghĩ tới gợi ý về những lọ thuỷ tinh được nhuộm màu hay những tác phẩm nghệ thuật mang tông màu biển.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Không giống với phong cách tropical của các nước phía Mỹ La tinh, vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á làm những đất nước như Việt Nam phải chịu một mùa đông dài rét mướt và ẩm thấp. Từ đó xu hướng sẽ là sử dụng những gam màu sáng làm cho không gian sáng sủa cùng với những món nội thất gỗ màu sắc trầm ấm mang lại sự vững chắc. Bạn có thể sử dụng các gam màu phảng phất nét Á Đông như trầm đỏ, tím than, vàng…nhưng không nên quá lạm dụng mà nghiêng về phong cách Châu Á. Với xu hướng nhà hiện đại hiện nay cùng với không gian nhỏ hẹp thì một vài điểm trắng hay vàng mỡ gà sẽ làm nổi bật màu sắc của trang thiết bị và tạo vẻ tươi mát cho cây cối. Tuy vậy, việc lựa chọn và kết hợp màu sắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là sự cảm nhận và óc sáng tạo của người thiết kế.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

b. Đặc điểm về chất liệu

Thanh nhã, dịu nhẹ và  xúc là những tiêu chí đặt ra cho chất kiệu sử dụng trong phong cách nội thất miền nhiệt đới. Tơ lụa với đặc tính trang nhã, dịu nhẹ chính là chất liệu được ưa thích trong phong cách này. Không những vậy, phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới thường được là từ gỗ tếch, liều giai, mây hoặc cỏ biển…Tất cả không chỉ là những vật liệu phổ biến mà còn lại vật liệu tự  nhiên có mặt ở nhiều vùng nhiệt đới. Các chấtt liệu này có thể bổ sung rất nhiều tính thẩm mỹ và lợi ích khi được sử dụng trong thiết kế bàn, ghế và các đồ phụ kiện. Nội thất mây cũng được sử dụng tương đối nhiều không chỉ do giá trị thẩm mĩ của nó đem lại, mà nó còn là vật liệu thiên nhiên có rất nhiều ở những vùng nhiệt đới.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Chất liệu cotton và sợi thô đều được vận dụng thường xuyên cho Tropical style. Quan trọng là bạn phải tìm được những chất liệu mỏng, nhẹ, xốp. Bạn có thể chọn drap giường, màn cửa đơn sắc đơn giản, hoặc các họa tiết tropical như hình phiến lá chuối, hoa dâm bụt… Lưu ý tiết chế để tránh khiến không gian có quá nhiều màu sắc rối mắt.
Tại Việt Nam, thời tiết thường thấy là ẩm ươt, nhiều nắng và gió vì thế sàn gỗ là vật liệu thường được sử dung. Ngoài ra, các vật liệu như gạch, ngói cũng rất phổ biến trong phong cách thiết kê nôi thất miền nhiệt đới. Những bộ ghế sofa theo phong cách này thường được thiết kế khung gỗ gắn đệm bọc. Sofa và giường có thể đóng bằng tre, đan bằng liễu gai, hoặc phủ chất xơ cỏ biển.


Những loại vải sợi dùng để bọc ghế, rèm cửa, ga gối thường có những họa tiết, gam màu tươi sáng. Các loại vải sợi dùng để bọc ghế hay rèm cửa, ga gối…thường là các loại vải có sử dụng hoạ tiết hoa với những gam màu sống động tươi sáng như màu đỏ, da cam, màu xanh, màu hồng…Những món đồ phụ kiện tuy chỉ là vật dụng trang trí thêm nhưng thiếu chúng chắc hẳn công việc của bạn sẽ không thu được mục đích hoàn hảo như mong muốn

c. Dùng cây cảnh như một món đồ trang trí

Điều khác biệt và dễ nhận thấy ở phong cách thiết kế nội thất miền nhệt đới là việc luôn có cây xanh trong không gian. Cho dù là cây cảnh hay là hình cây cối in trên vải thì việc sử dụng hình ảnh của cây cối trong thiết kế nội thất nhiệt đới là một biện pháp phổ biến cho những căn phòng. Hình ảnh những cây lớn hay được dùng trong phong cách này ở bất cứ không gian nào như tiền sảnh, phòng khách, khu vực ngoài nhà.
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Nếu việc trồng cây nằm ngoài khả năng thì bạn có thể sử dụng cây giả hoặc các hoa tiết cây xanh trên vải, giấy dán tường hoặc các phụ kiện khác. Các loại cây nhiệt đới như cây cọ, cây chuối, cây dừa, phong lan, khóm trúc…tùy vào từng không gian khác nhau mà chủ nhà có thể chọn kích thước cây hoặc hoa văn khác nhau.
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Đối với cây xanh, bạn có thể chọn loại cây chuối kiểng phát tài, hồng phát tài, lô hội… Các loài hoa nhiệt đới cũng sẽ tô điểm cho khu vườn của bạn thêm sinh động. Hoa có thể được trong theo bồn ở ban công hoặc treo trong cách chậu. Bạn có thể tìm những loại cây như hoa mười giờ, dừa cạn hoặc hoa hồng thượng hải, hoa thủy tiên…

3. Làm thế nào để nhà bạn có được phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới?

a. Thiết kế tường nhà đẹp phong cách nhiệt đới

Bạn có thể áp dụng sơn nội thất, ngoại thất màu xanh lá cây, xanh nước biển để tạo sự thoải mái, thư giãn và mát mẻ cho không gian nhà bạn. Màu sơn nhà có thể là những màu xanh đậm, sắc nét nhưng đôi khi lại là những màu sắc dịu nhẹ và tươi sáng như gam màu xanh nhạt, xanh pastel... Bên cạnh đó gia chủ có thể dùng vẽ tranh tường, vẽ tranh tường 3D với những họa tiết của lá cọ, lá dừa...

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Việc sử dụng hình ảnh của cây cối kích thước lớn (cây chuối, lá cọ…) trong thiết kế nội thất nhiệt đới là một biện pháp an toàn. Có thể áp dụng vào bất cứ không gian nào: sơn phòng khách, sơn phòng ngủ, phòng trẻ em hay khu vực ngoài nhà…Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng họa tiết trên rèm cửa, thảm trải sàn, trang trí them cây giả hoặc nếu có thời gian gia chủ có thể trồng những cây nhiệt đới khác để trang trí cho ngôi nhà thêm xinh.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới


b. Yếu tố ánh sáng

Cũng giống như nhiều phong cách gắn với tính chất thiên nhiên khác, phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới cũng coi trọng ánh sáng và luôn vận dụng tối đa vào không gian nhà ở, chung cư, biệt thự…
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Việc sử dụng nguồn sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất sẽ làm cho căn phòng trở nên thoáng hơn, rộng hơn và làm nổi bật những vật thể trong phòng cùng với tiết kiệm được chi phí điện năng so với việc sử dụng đèn điện. Bạn có thể kết hợp giữa thiết kế ánh sáng trực tiếp và ánh sáng gián tiếp.

c. Sử dụng đồ vật đan lát

Các sợi tự nhiên của các vùng nhiệt đới chế biến từ mây, tre, nứa, lục bình… Bằng cách sử dụng chúng, bạn sẽ tạo ra không gian đầy hơi thở tropical. Hiện nay thị trường có rất nhiều nội thất được làm từ mây, tre, lục bình. Một tấm thảm phòng khách từ lục bình hay một chiếc ghế ngồi cửa sổ bằng mây đều rất lí tưởng cho phong cách này.
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Bạn có thể thử nghiệm thêm nhiều sản phẩm khác như màn trúc. Hoặc trang trí không gian bằng tre nứa, nhất là không gian vườn, ngoài trời. Bằng cách sử dụng những món đồ nội thất đơn giản sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian và làm cho căn phòng thêm sáng hơn.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Một gợi ý khác là hãy thử tái tạo độ nhám của một thân cây cọ, dừa trên những đồ nội thất trong phòng để gợi nên cảm giác nhiệt đới. Suy nghĩ về việc kết hợp những vật liệu trên với hàng dệt may in phông nền đảo hay những cây mía.

d. Chi tiết trang trí

Bạn có thể sử dụng những chi tiết mang phong cách nhiệt đới như mái chèo, nút thắt dây trên thuyền, một số vật dụng đặt trên bờ biển: sóng, những cây đuốc hay những thứ khơi gợi đến đời sống trong rừng mưa nhiệt đới.

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Nếu muốn có một không gian sang trọng, bạn nên chọn những chi tiết cầu kỳ, tinh tế: đồ chạm khắc gỗ, tượng kim loại, những bức trang sơn dầu hoặc những chiếc đèn chùm bằng vỏ sò…Tuy chỉ là những phụ kiện trang trí nhưng nó mang lại sự độc đáo cho căn phòng, bạn sẽ để những cây miền nhiệt đới sẽ là: cây dừa cảnh, những chậu phong lan, cây chuối cảnh, những khóm trúc nhỏ, cây dâm bụt, cây huyết dụ…tạo không gian tươi mát.
4. Một số ý tưởng thiết kế nội thất phong cách miền nhiệt đới

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Cả một vườn cây tươi mát trong phong khách sẽ làm tâm trạng và tâm hồn bạn trở nên thư thái
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Các họa tiết trang trí trên tường và sofa mang cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế

phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

SỬ dụng giấy dán tường có họa tiết thiên nhiên cho căn phòng thêm tươi tắn


Một phòng ngủ giữa khu rừng nhiệt đới xanh mát

Thảm trải sàn đậm chất nhiệt đới với hoa văn rực rỡ sắc màu
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Thiết kế phòng ngủ đáng yêu theo phong cách miền nhiệt đới
phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới

Xua tan cái nóng bức với căn phòng xanh mát này

Trên đây là những đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế nội thất miền nhiệt đới được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng các bạn sớm sở hữu cho mình một không gian sống hoàn hảo, tươi mát và trần đầy sức sống.