Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Tổng hợp những biện pháp xử lý khuyết tật bê tông thường gặp trong cấu kiện bê tông

Tổng hợp những biện pháp xử lý khuyết tật bê tông thường gặp trong cấu kiện bê tông:

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,... theo một tỷ lệ nhất định (được gọi là cấp phối bê tông). Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia...) làm vai trò liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,...đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,...) và khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá. Tùy vào các loại chất kết dính khác nhau ta có: bê tông xi măng, bê tông nhựa, bê tông Asphalt, bê tông Polyme và các loại bê tông đặc biệt khác.
Bê tông là một thành phần quan trọng trong thi công các công trình xây dựng. Đây là hạng mục chiếm khối lượng vào loại lớn nhất trong thi công các kết cấu xây dựng lớn. Chấ lượng bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực, khả năng chống thấm hiệu quả của công trình xây dựng. tuy nhiên việc sản xuất bê tông và việc thi công bê tông lại rất dễ gặp sự cố cần phải xử lý. Hôm nay công ty Kiến trúc và đầu tư xây dựng Angcovat xin giới thiệu về nguyên nhân của các hiện tượng đó và các biện pháp xử lý khuyết tật bê tông để đảm bảo chất lượng của bê tông.
Các khuyết tật bê tông có thể quan sát thấy bằng mắt thường khí nó xuất hiện trên bề mặt cấu kiện bê tông với kích thước đủ lớn hoặc phải có sự trợ giúp bởi các thiết bị chuyên dụng nếu nó có kích thước bé hoặc nằm sâu trong lòng các cấu kiện.

1. Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông chậm đóng rắn, cường độ thấp

Bê tông chậm đóng rắn chính là hiện tượng bê tông đổ sau 1-2 ngày nhưng cường độ rất yếu, có thể chỉ tại 1 vài khoảng nhỏ.
- Nguyên nhân:
  • Vị trí bê tông yếu bị lẫn quá nhiều nước.
  • Đầm không đủ hay đầm quá kỹ gây phân tầng bê tông.
  • Cát quá mịn hay vật liệu bị lẫn nhiều tạp chất.
  • Vị trí bê tông yếu bị lẫn nhiều mẻ bê tông khác nhau.
  • Bê tông bị mất nước do bảo dưỡng không tốt.
  • Có thể do dùng phụ gia hóa học quá định mức
  • Chậm đóng rắn có thể do nhiệt độ môi trường rất thấp.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Biện pháp phòng ngừa:
  • Lựa chọn vật liệu sạch: cát, đá, nước không bị lẫn tạp chất.
  • Chú ý công tác trộn, đầm, đổ, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông đúng cách.
  • Cần tiếp tục che phủ và dưỡng ẩm bê tông qua 7 ngày liên tục.
  • Khi sử dụng phụ gia hóa học phải tham khảo kỹ hưỡng dẫn của nhà sản xuất phụ gia và trộn bê tông kỹ hơn.

2. Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông bị nứt nẻ

Là hiện tượng thường gặp trong các kết cấu bê tông. Các vết nứt được sinh ra và phát triển từ nhiều nguyên nhân, bản chất chủ yếu là do khả năng chịu uốn kém của bê tông gây nên, tức là khi ứng suất gây uốn trong bê tông lớn hơn cường độ chịu uốn tới hạn của chính nó thì vết nứt bắt đầu xuất hiện.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Phân loại vết nứt:
  • Vết nứt hình thành trong quá trình cố kết của bê tông do tốc độ cố kết khác nhau của các thành phần bê tông và do sự ngăn cản cục bộ bởi cốt thép hay các cốt liệu lớn. Các vết nứt dạng này thường xuất hiện khoảng nửa giờ đến 3 giờ sau khi đổ bê tông và thường phát triển dọc theo hệ thống lưới thép trong sàn.
  • Vết nứt hình thành trong quá trình co ngót của bê tông khi sự co ngót này bị ngăn cản bởi sự co ngót không đều gây mất ổn định thể tích. Các vết nứt dạng này có thể xuất hiện song song và cách nhau từ 100÷600mm, nhưng thông thường không theo khuôn mẫu nào cố định. Chiều dài vết nứt có thể từ 0,25÷2m, và thông thường khoảng 300÷600mm. Bề rộng vết nứt tại bề mặt có thể đến 3mm, thường chỉ phát triển đến độ sâu của cốt thép. Tuy nhiên, dưới tác động của hiện tượng co ngót sau này của kết cấu bê tông, chúng có thể phát triển xuyên suốt chiều dày sàn.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Nguyên nhân
  • Do sự co ngót không đều của bê tông vì không đảm bảo đúng các biện pháp và qui trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
  • Do cốt thép đặt sai, đặt thiêu bê tông.
  • Không che đậy, bảo vệ bê tông nhất là trong 2 đến 5 giờ đầu, khi đó lực dính tăng, nhưng co ngót của phần vữa phát triển mạnh.
  • Ảnh hưởng của lượng nước: nếu lượng nước tương đối nhiều thì sự co ngót dẻo sẽ yếu hơn. Đồng thời dễ xảy ra hiện tượng nứt và độ chặt kém hơn.
  • Ảnh hưởng của xi măng đến co ngót: càng tăng lượng xi măng thì độ co ngót của vữa xi măng cát và bê tông càng tăng.
  • Do những nguyên nhân khác: Độ ẩm trong môi trường và tốc độ gió.
- Biện pháp xử lý:
Dùng nước xi măng quét và trát lại bằng vữa xi măng, ,sau đó phủ bao tải từ 2 đến 5 giờ sau thì tưới nước bảo dưỡng. Với kết cấu có yêu cầu chống thấm cao, sau khi đã mở rộng đường nứt bằng cách mài hoặc đục tay; dùng bàn chải sắt hoặc khí nén khô để thổi sạch bụi, tiến hành trát bằng vữa polymer theo chỉ dẫn của thiết kế. Trong thời gian rắn kết hoặc polymer hóa, bề mặt vật liệu trát phải được bảo vệ để tránh va chạm bào mòn, tránh mưa và bẩn.   
Bạn không nên phủ từng mảng vì nếu để hở, những vùng bê tông trực tiếp tiếp xúc bên ngoài sẽ co ngót không đều so với các vùng có che phủ. Bạn cần thường xuyên tưới nước ẩm lên bao tải để hạn chế sức nóng của ánh nắng mặt trời. Ở các vùng nông thôn có nhiều rơm rạ, có thể tận dụng rơm làm lớp che phủ, giữ ẩm tốt. Tuy nhiên không để rơm dính vào bề mặt bê tông làm bề mặt bê tông không nhẵn nhụi. Hơn nữa, khi trát tường hoàn thiện, những sợi rơm rất dễ làm vữa trát bị ố.

3. Bê tông bị rỗ mặt – biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Hiện tượng:
  • Rỗ mặt: hiện tượng xuất hiện những lỗ nhỏ ở bề mặt bê tông dầm, cột và độ sâu ngắn thường 1 đến 2 mm chưa vào tới cốt thép.
  • Rỗ sâu: Giống như rỗ mặt nhưng lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép bên trong.
  • Rỗ thấu suốt: lỗ rổ xuyên qua kết cấu, từ mặt này sang mặt kia.
- Nguyên nhân:
  • Do trộn bê tông không đều, quá nhiều đá hoặc cát
  • Trong lúc đổ, người ta đã thao tác nâng cao xô vữa cách xa bề mặt đổ làm vữa rơi với gia tốc lớn. Quá trình đó làm các cốt liệu nặng như đá, sỏi rơi xuống trước, vữa xi măng rơi xuống sau, tách biệt nhau không còn đếu như trong cối trộn (hiện tượng phân tầng). Bê tông đổ xong, không được đầm kỹ và đúng phương pháp không phát huy tác dụng cũng góp phần tạo ra hiện tượng rỗ. Cũng có thể do bản bê tông đổ quá dày làm đầm bê tông không chọc vào được nên cốt liệu không được phân đều.
  • Một trường hợp khác cũng có thể xảy ra do lớp cốt thép ken quá dày, các hạt cốt liệu lớn như đá, sỏi không lọt xuống dưới được mà chỉ có vữa xi măng lọt xuống, tách rời thành từng tầng riêng.
  • Khi tận dụng loại gỗ tạp, cũ xấu, nhiều khe hở, sẽ xuất hiện nhiều lỗ rỗng. Lúc đổ vữa bê tông vào, nước xi măng nhanh chóng chảy xuống qua các khe hở làm trơ phần cốt liệu lại, cũng gây hiện tượng rỗ khi bê tông đông kết. Tùy theo mức độ mất nước nhiều hay ít mà vết rỗ nông hay sâu.

Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Biện pháp xử lý:
Khi bê tông bị rỗ, nhất thiết không được dùng vữa trát hoàn thiện ngay vì lớp vữa này dễ hút ẩm, lâu ngày hình thành các giọt nước trong các lỗ rỗng, gây nguy hại cho chất bê tông. Cách khắc phục duy nhất là dùng bàn chải sắt đánh xờm lớp cũ, quét sạch, rửa nước đợi khô. Sau đó dùng vữa xi măng cao trát (pha trộn tỷ lệ xi măng/ cát = ½). Khi trát miết mạnh tay bay hoặc dùng bàn xoa vỗ mạnh cho vữa càng lọt sâu càng tốt. Trường hợp rỗ sâu, cần đục tẩy hết chỗ rỗ cho tới tận lớp bê tông tốt, đánh xờm bằng bàn chải sắt, rửa lại bằng nước. Chờ khô, lại dùng bàn chải đầu nhỏ hoặc que sắt dẹt cắm vào tận cốt thép, cạo sạch rỉ bám. Để cốt thép trơ ra không khí rất nguy hiểm vì thép dễ bị rỉ, co ngót và trương nở, gây nứt nẻ bê tông. Trường hợp này phải dùng bê tông sỏi nhỏ trát lại.

4. Bê tông bị bong chóc trên bề mặt

- Hiện tượng:
Khi bê tông đông cứng, bạn nhìn thấy rất nhiều gợn nhỏ như sóng lượn trên bề mặt, giống như vảy cá. Người ta gọi đây là hiện tượng bê tông bị đóng vảy. Hiện tượng này không chỉ làm xấu bề mặt bên ngoài của bê tông mà còn là một dấu hiệu của bê tông kém phẩm chất.


- Nguyên nhân:
Nguyên nhân là do trong lúc đầm bê tông có một lượng nước thừa dềnh lên trên bề mặt mà không được xử lý tốt. Khi bê tông đông kết, lượng nước này bốc hơi rất chậm. Sau này, bê tông đông cứng để lại những vết gợn trên bề mặt.
- Biện pháp xử lý:
Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra, bạn cần làm cho nước bôc hơi nhanh bằng các biện pháp như quạt, thổi hơi nóng sao cho bê tông nhanh chóng rút hết lượng nước trên bề mặt.

5. Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông khi bị tách nước

- Hiện tượng:
Đây là một dạng của sự phân tầng gây bụi bề mặt, giảm liên kết giữa bê tông và cốt thép ảnh hưởng cường độ .
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Nguyên nhân
  • Do bê tông dư nước
  • Sử dụng phụ gia không đúng không đảm bảo chất lượng
- Biện pháp xử lý
  • Bạn cần kiểm soát cấp phối cho hợp lý
  • Đảm bảo cấp phối đúng tiêu chuẩn đã quy định
  • Không được tự ý cho thêm nước khi thấy hỗn hợp khô hoặc để dễ thi công.

6. Xử lý bê tông bị trắng mặt

- Hiện tượng:
Hiện tượng có một lớp bột mịn trên bề mặt bê tông dễ dàng dính tay khi quệt vào.
- Nguyên nhân:
  • Hoàn thiện bề mặt quá sớm, trước khi bê tông se mặt. Hoặc hoàn thiện bê tông dưới trời mưa
  • Bảo dưỡng không đúng, hay bề mặt bị khô quá nhanh
  • Bản thân bê tông quá yếu, chịu mài mòn kém.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Biện pháp xử lý:
  • Đợi bê tông se mặt trước khi làm mặt, hoặc quét nước mặt khi thời tiết lạnh. Bảo dưỡng đúng cách.
  • Bảo vệ bê tông tránh bị khô quá nhanh trong thời tiết nóng và gió.
  • Với điều kiện khắc nghiệt, nên dùng bê tông có cường độ cao hơn.
  • Nếu hiện tượng trắng mặt là không đáng kể, có thể dùng chất cứng hóa bề mặt. Mặt khác, nếu bề mặt bê tông quá yếu, cấp thiết loại bỏ lớp bề mặt rồi áp dụng một lớp phủ khác.

7. Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông khi bị phồng rộp

- Hiện tượng:
Hiện tượng những nốt phồng rộp xuất hiện trên bề mặt bê tông, chứa cả khí và nước.

Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Nguyên nhân:
Khi bề mặt bê tông tươi được miết bằng bay trong khi bọt khí và nước tách ra vẫn ở dưới bề mặt. Hiện tượng này thường xảy ra trong những sàn bê tông có độ dày hoặc trong những ngày nóng, gió khi mà dễ bị khô nhanh.
- Cách khắc phục:
Sau khi đổ, cần san gạt và đầm lại, giữ bê tông lấu nhất có thể trước khi làm nhẫn bằng bay. Bảo dưỡng bê tông để ngăn chăn bốc hơi nước trong bê tông. Nếu phồng rộp đang hình thành thì tạm thời trì hoãn việc làm nhẫn bề mặt và áp dụng các b
iện pháp ngăn chặn bốc hơi nước. Ngoài ra bạn có thể loại bỏ lớp bê tông yếu, mài phẳng lại.

8. Bê tông bị biến màu – biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Hiện tượng:
Hiện tượng có những mảng màu đậm khác nhau trên bề mặt bê tông
- Nguyên nhân:
  • Điều kiện bảo dưỡng bê tông không đồng đều trên bề mặt bê tông.
  • Sử dụng các loại xi măng khác nhau để làm khô bề mặt khi hoàn thiện.
  • Cát, đá bẩn: sau khi đầm bê tông các chất bẩn nổi lên và dồn lại tạo các vệt màu.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Phương pháp xử lý:
  • Sử dụng một loại bê tông khi đổ, đầm và hoàn thiện, và giữ cho bê tông đều ẩm. Không sử dụng xi măng làm khô bề mặt. Sử dụng vật liệu sạch.
  • Nhiều trường hợp biến màu xuất phát từ tay nghề công nhân. Việc khắc phục biến màu do các vết bẩn là rất khó. Có thể xử lý bằng cách rửa với axit yếu hay phủ một lớp vữa lên bề mặt.

9. Biện pháp xử lý bê tông bị nở hoa

- Hiện tượng:
Hiện tượng lớp thủy tinh trắng xuất hiện trên bề mặt bê tông sau một thời gian ngắn khi hoàn thiện
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

- Nguyên nhân:
Trong một vài trường hợp, muối khoáng được hòa tan trong nước. Nếu nước với muối hòa tan tích tụ trên bề mặt bê tông, khi nước bay hơi sẽ đọng lại muối trên bề mặt bê tông. Tách nước nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây nở hoa.
- Biện pháp xử lý và sửa chữa:
Sử dụng nước sạch, không có muối hòa tan, và cát được rửa. Tránh để tách nước nhiều. Sử dụng bàn chải và nước sạch để rửa. Không dùng bàn chải sắt. Có thể dùng axit clohydric loãng để rửa.

10. Khắc phục hiện tượng bê tông bị thấm

–  Nguyên nhân:
  • Do sử dụng cát mịn, đá có tạp chất cao, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
  • Do sử dụng cấp phối mác không thấp, không hợp lý.
  • Do khi trộn sử dụng quá nhiều nước, trộn không đều.
  • Lớp bê tông bảo vệ không hợp lý, không được bảo dưỡng tốt.
  • Không đúng yêu cầu kỹ thuật khi thi công  như đàm rung nhiều bê tông bị phân tầng.
Biện pháp xử lý khuyết tật bê tông

–  Cách khắc phục
  • Lựa chọn đúng loại cát, đá đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Tính toán cấp phối mác đúng, hợp lý (không được nhỏ hơn 25 MPa).
  • Trộn lượng nước đều và không thêm nước trộn nhiều lần (có thể sử dụng phụ gia loại siêu dẻo để giảm lượng nước trộn N/X < 0,45).
  • Tạo lớp bảo vệ bê tông thích hợp (>2.5cm), đồng thời bảo dưỡng bê tông liên tục ít nhất là 1 tuần.
  • Thi công đúng yêu cầu kỹ thuật (cẩn thận công tác đầm rung).
Vì sao phải khắc phục hư hỏng bê tông?
Chúng ta đều biết rằng sự vững chắc của bê tông chính là sự vững chắc của công trình xây dựng, của ngôi nhà, của tòa chung cư…. Và những công trình đó là để phục vụ nhu cầu cư trú của người dân. Nếu công trình hư hỏng thì chúng ta sẽ phải mất nhiều chi phí để sửa chữa, chúng ta phải mất thời gian để khắc phục, và hơn thế nữa là phải xây dựng lại từ đầu. Nếu không thì tính mạng của chúng ta sẽ bị đe dọa.

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Hướng dẫn thi công gỗ ốp tường cho không gian nội thất đẳng cấp bằng nhiều phương pháp

Hướng dẫn thi công gỗ ốp tường cho không gian nội thất đẳng cấp bằng nhiều phương pháp: Xu hướng thiết kế nhà ở càng hiện đại thì càng có nhiều ý tưởng sáng tạo cả về kiến trúc ngoại thất và trang trí nội thất. Đặc biệt hiện nay, nhà ở không chỉ có

http://angcovat.com.vn/huong-dan-thi-cong-go-op-tuong-cho-khong-gian-noi-that-dang-cap-bang-nhieu-phuon

Xu hướng thiết kế nhà ở càng hiện đại thì càng có nhiều ý tưởng sáng tạo cả về kiến trúc ngoại thất và trang trí nội thất. Đặc biệt hiện nay, nhà ở không chỉ có vai trò là nơi nghỉ chân đơn thuần mà còn là nơi thư giãn, thể hiện tính cách và tiềm lực của chủ nhà. Hiện nay, ứng dụng sử dụng gỗ để ốp tường vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Thông thường khi nói đến ốp gỗ, nhiều người mặc định rằng ván gỗ chỉ dùng để ốp sàn. Nhưng thực tế, gỗ (tự nhiên hoặc công nghiệp) ngoài chức năng chính là ốp sàn làm nền nhà còn có thể dùng có nhiều chức năng khác như ốp mặt bậc cầu thang, ốp trần nhà và đặc biệt là ốp tường cho các phòng trong nhà. Do còn khá mới mẻ trong kiến trúc nội thất Việt Nam nên nhiều chủ đầu tư chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc thi công ốp tường bằng gỗ. Hôm nay hãy cũng Angcovat khám phá phong cách trang trí nội thất độc đáo này và hướng dẫn thi công gỗ ốp tường.

1. Ưu điểm của gỗ ốp tường

Đối với tường và trần nhà, chúng ta bình thường dùng sơn để bảo vệ tường và tăng tính thẩm mỹ nhưng sau một thời kì ngắn, sơn bình thường hay bị bay màu, bong tróc. Để khắc phục hiện tượng trên, những nhà chế tạo gỗ công nghiệp đã tạo thành một ứng dụng mới cho người dùng là sử dụng sàn gỗ ốp tường vừa đem đến tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa có độ bền cao.

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

- Tường nhà hoặc trần nhà là khu vực không thường xuyên tiếp xúc với nước nên có thể bảo quản gỗ không bị ẩm mốc, bong chóc. Xếp thứ nhất về độ bền, tường gỗ đặc biệt thích hợp với những ngôi nhà muốn sử dụng lâu dài của những gia chủ không có ý thích thay đổi nhiều hay những ngôi nhà được xây dựng nhằm mục đích cho thuê
- Với nét đẹp tự nhiên và quý phái, bạn có thể sử dụng gỗ ốp tường cho nhiều công trình kiến trúc khác nhau từ đơn giản tới lịch sự, từ cổ điển tới hiện đại.

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

- Giá cả của gỗ cũng có nhiều mức từ gỗ công nghiệp tỡi gỗ tự nhiên cao cấp để người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với tiềm lực tài chính của gia đình.
- Thay vì những bức tường thô cứng và một màu, những vách ốp gỗ để khiến bức tường nhà bạn nổi trội nên nội thất của căn hộ. dùng gỗ công nghiệp trong trang hoàng nội thất không chỉ cho ngôi nhà sức cuốn hút tao nhã và còn thêm ấm áp, đặc biệt là cho mùa đông.


- So với các vật liệu như sơn, giấy dán, gỗ công nghiệp ốp tường có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn đem lại sự riêng tư dễ chịu cho những không gian như phòng ngủ, phòng tắm hay phòng hát…

2. Hướng dẫn thi công gỗ ốp tường đúng kỹ thuật


Với tính năng ưu việt nêu trên, hôm nay Angcovat sẽ hướng dẫn thi công gỗ ốp tường đúng kỹ thuật cho các bạn. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn giải pháp hoàn thiện bề mặt tường gỗ sau khi thi công phù hợp với đặc thù từng công trình.
Do tường nhà không có điểm tựa giống sàn nhà nên nếu chưa có hệ tường xây sẵn thì bắt buộc các bạn phải tạo dựng hệ thống khung xương độc lập để thi công. Nếu hiện trạng công trình đã có tường thì thì lắp những tấm ốp gỗ trực tiếp lên tường bằng vít.

a. Hướng dẫn phương pháp thi công gỗ ốp tường có sử dụng hệ khung xương.

- Ứng dụng của phương pháp này:
+ Sử dụng cho các vách tường không bằng phẳng
+ Sử dụng cho nhu cầu làm vách ngăn phân chia không gian cần độ cách âm, cách nhiệt cao..
- Vật tư chuẩn bị:
+ Gỗ ốp tường trang trí có kích thước tùy theo thiết kế mà bạn lựa chọn. Có rất nhiều mẫu gỗ ốp với đầy đủ màu sắc, kích cỡ cũng giá thành đa dạng trên thị trường, sẽ không khó để bạn có thể lựa chọn mẫu gỗ ốp phù hợp với nhà mình.
+ Các thanh gỗ hoặc thanh thép, nhôm mạ kẽm chữ C làm khung xương
+ Vít thép chống gỉ, keo xử lý, keo dán chuyên dụng

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

+ Các dụng cụ thi công: Máy khoan, máy cắt, máy hàn, thước đo…
- Cách thi công:
+ Bước 1: Chuẩn bị khung xương để lắp tấm gỗ
Hệ khung xương gỗ hoặc sắt, thép mạ kẽm được bắn trực tiếp lên tường hoặc lắp đặt hệ thống khung độc lập. Dùng vít (đinh) bê tông để cố định các thanh xương vào tường với khoảng cách 600 – 800mm. Khi định vị xương với tường phải phẳng để tạo độ khít giữa 2 tấm ốp tường. Độ dày các xương đều, không cong. Thông thường khoảng lắp đặt giữa các khung xương là 60cm

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

+ Bước 2: Lắp đặt gỗ vào hệ thống khung xương
Sau khi hoàn thành hệ khung xương, những tấm gỗ sẽ được bắn vào hệ khung. Dùng keo Titebond quét lên bề mặt các thanh xương. Sau đó ốp ván nhựa Picomat và giữ định hình giữa tấm với xương để tấm không bị di chuyển. Để xử lý mối nối giữa 2 tấm các nhà thi công nội thất có thể dùng nẹp trang trí chữ T. Lắp đặt lần lượt các thanh gỗ vào khung từ vị trí thấp nhất đến chỗ cao nhất. Có thể lắp theo mặt phẳng hoặc lớp vây cá.
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Lưu ý:
 Xác định sự liên kết trên sàn và trần bằng dây dò sâu.
 Khung dầm phải được lắp đặt cố định và chắc chắn.
Tất cả các thiết bị như ống điều hòa, dây điện, ống nước phải được lắp đặt vào trước khi lắp tấm gỗ ốp tường
+ Bước 3: Hoàn thiện:
Xử lí trét lỗ đinh bằng bột trét, để khô lớp trét và dùng giấy nhám chà lại cho phẳng bề mặt. Cuối cùng là vệ sinh tổng thể lại bằng khăn ẩm.

b. Hướng dẫn biện pháp thi công gỗ ốp tường trực tiếp không dùng hệ khung xương

- Ứng dụng của phương pháp này:
+ Trang trí những vách tường phẳng đã có sẵn
+ Sử dụng cho nhu cầu trang trí không cần cách âm, cách nhiệt cao, tiết kiệm phí thi công
Có hai cách thức để thực hiện là thi công kiểu bề mặt phẳng và kiểu xếp vây cá. Trong phương pháp thi công kiểu bề mặt phẳng có 2 cách thực hiện là dùng đinh bắn bê tông đầu chữ T và dùng keo dán.
Phương pháp thi công kiểu bề mặt phẳng:
Cách 1: Hướng dẫn thi công gỗ ốp tượng bề mặt phẳng bằng đinh bắn bê tông đầu chữ T.
Đối với  hệ vách tường gạch hoặc bê tông đã có sẵn và đảm bảo được độ phẳng, chúng ta có thể sử dụng súng bắn hơi bắn đinh thép gắn trực tiếp tấm gỗ vào tường. Khoảng cách giữa các đinh vít là 30 -40cm.
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Cần bán sole đinh và trải đều bề mặt tấm để bảo đảm tấm gỗ được cố định chặt vào tường, không bị vênh, lệch. Tại sao lại khuyên bạn sử dụng đinh bắn đầu chữ T? Bới với những sản phẩm khác trên thị trường thường có chất lượng kém hoặc mềm hơn sẽ bị lún đinh hoặc nứt gãy. Trong khi đó đinh bắn bê tông đầu chữ T vẫn giữ được bề mặt ổn định, không ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng tấm. Đảm bảo độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng.
Chiêm ngưỡng nhiều hơn các mẫu nhà cấp 4 mái lệch tại đây
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Cách 2: Sử dụng keo dán gạch dán trực tiếp tấm gỗ vào tường
Trong trường hợp thi công gỗ ốp tường mà không muốn bề mặt có dấu đinh vít hoặc không có súng bắn hơi thì có thể sử dụng biện pháp dùng keo dán trực tiếp gỗ vào hệ tường. Để thi công theo phương pháp này, cần xử lý hệ tường tạo bề mặt phẳng trước khi dán.
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Lần lượt thi công từ dưới lên trên, trong khi thi công, có thể dùng vài đinh thép cố định tấm trong thời gian chờ keo khô. Lưu ý phải khuấy đều keo dán gạch trước khi thi công, sau đó dùng bay thép trét đều keo dán gạch vào bề mặt tường.
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Tiếp đó dùng lực ép chặt tấm gỗ trực tiếp vào bề mặt keo dán, giữ chặt 15-20 giây để đảm bảo độ kết dính.
hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Sau khi keo đã khô tiến hành vệ sinh bề mặt trước khi sơn phủ. Cuối cùng là sơn phủ bề mặt bằng sơn chuyên dụng.

Phương pháp thi công gỗ ốp tường kiểu xếp vây cá:
Đầu tiên cần dọn phẳng bề mặt tường, sau đó bắn những thanh gỗ ốp tường vào bề mặt tường từ vị trí thấp nhất. Với những vịt trí tiếp giáp cửa thì bắn từ góc cửa. Sử dụng súng hơi hoặc đinh vít – tắc kê nhựa bắn trực tiếp từ bề mặt tấm xuyên thủng vào bề mặt tường. Lưu ý thao tác này có thể kahsc nhau tùy vào từng yêu cầu thiết kế riêng biệt hoặc theo hiện trạng công trình.
Để tạo ra kiểu dáng xếp vây cá trang trí và che lấp đi dấu vết của đinh vít thì các tấm gỗ được xếp chồng lên nhau ít nhất 1.5cm. Lỗ đinh hoặc vít được che giấu tự nhiên ở vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm.

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường


c. Lưu ý khi ghép nối các tấm gỗ ốp tường trang trí

Đối với các vị trí nối giữa các tấm mặt phẳng hoặc ngay góc cạnh thì thợ thi công nên bắn ghép lần lượt từng tấm sao cho cân đối, các mối chỉ ghép cẩn thận và đều đặn. Nên để vát cạnh 45 độ tại vị trí cạnh góc vuông để không bị lộ rãnh lối góc sau khi thi công. Có thể xử lý mối nối bằng kéo xử lý hoặc nẹp góc vuông.
Xử lý trét lỗ đinh trên bề măt gỗ ốp tường bằng bột xử lý mối nối. Để khôi lớp trét sau đó dùng giấy nhám mịn chà nhẹ để làm phẳng bề mặt trét. Để tạo màu sắc, phủ sơn chuyên dụng, tiến hành sơn lót, sau đó để khô ít nhất 2 tiếng, tiến hành sơn hoàn thiện.

hướng dẫn thi công gỗ ốp tường

Có thể cắt ghép các tấm gỗ ốp tường theo kích cỡ bất kỳ một cách dễ dàng với các công cụ phổ biến như máy cưa, khoan…Khi gia công cắt ghép cần chú ý bảo vệ bề mặt vân gỗ, tránh trầy xước. Khi lắp ghép, thi công gỗ ốp tường làm vách ngăn ngoài trời, cần tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế để tránh hiện tượng rò rỉ nước.
Trên đây là các bước hướng dẫn thi công gỗ ốp tường theo từng phương pháp đúng kỹ thuật. Chúc các bạn thành công trong việc thi công mang lại một không gian sang trọng, ấm áp từ gỗ ốp tường.




Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Hướng dẫn biện pháp thi công bê tông lót móng - Kiến trúc sư Angcovat

Hướng dẫn biện pháp thi công bê tông lót móng - Kiến trúc sư Angcovat: Trong thi công xây dựng thì bất cứ công trình nào dù lớn hay nhỏ thì phần móng luôn là phần quan trọng nhất. Móng quyết định sự bền vững và chắc chắn của ngôi

Trong thi công xây dựng thì bất cứ công trình nào dù lớn hay nhỏ thì phần móng luôn là phần quan trọng nhất. Móng quyết định sự bền vững và chắc chắn của ngôi nhà. Từ xa xưa ,con người đã rất coi trọng việc thiết kế,xây dựng móng nhà,bằng các nguyên vật liệu người ta đã phối trộn để chúng kết dính lại với nhau tạo thành chất kết dính bền chặt,là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho cả 1 ngôi nhà.
 Để có được kết cấu móng đảm bảo kỹ thuật cần có rất nhiều công đoạn và biện pháp thực hiệnMỗi khi đổ bê tông nền móng người ta thường sẽ đổ thêm một lớp lót bên dưới. Vậy lớp lót bê tông này là gì và nó có tác dụng gì thì bài viết dưới đây “Biện pháp thi công bê tông lót móng” sẽ trả lời giúp bán câu hỏi này.

1. Biện pháp thi công bê tông lót móng là gì? Tại sao phải dùng lớp bê tông lót móng

a. Bê tông lót móng là gì?

Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.
biện pháp thi công bê tông lót móng

Trước đây người ta thường dùng gạnh vụn và dải vữa xi măng để đổ lót trước khi thực hiện thao tác đổ móng. Tuy nhiên, với các mảnh vỡ không đồng đều, để lộ những phần khe hở lớn,loại vật liệu này không đảm bảo kỹ thuật cũng như sự bền chắc của công trình.

b. Tác dụng của lớp bê tông lót móng

Lớp lót bê tông là lớp lót dùng để lót dưới lớp bê tông khi đổ nền móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với mặt đất để hạn chế mất nước cho bê tông và tạo sự bằng phẳng cho lớp đáy móng.
Mục đích cũng như tác dụng của việc đổ lớp bê tông lót móng là:
  • Bê tông lót móng có tác dụng để lót nền đất trước khi đổ móng, làm sạch đáy bê tông móng, ngăn không cho đá lọt xuống gây lún nền đất, ảnh hưởng đến độ bền vững của móng công trình.
  • Bê tông lót còn có chức năng tạo ra bề mặt bằng phẳng, chống mất nước xi măng, làm cho nền đất không bị biến dạng bởi các tác động từ bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông móng được tốt hơn.

biện pháp thi công bê tông lót móng

Người ta thường dùng gạch vụn, đá vụn rồi dải xi măng trộn nước lên mặt làm lớp lót trước khi tiến hàng đổ móng. Tuy nhiên do còn chứa nhiều lỗ hổng nên vật liệu này không thể gọi là bê tông lót móng và không đảm bảo tính năng bền vững cho móng cong trình, gây lún sụt nguy hiểm trong quá trình thi công và sử dụng. Ngoài ra nếu có công trình kế bên thì lớp lót dạng này không đủ khả năng để bảo vệ nền móng, dễ bị phá hoại gây ảnh hưởng bằng chất lượng và làm lún phần móng này.


c. Thành phần chính của lớp lót bê tông

Để có được biện pháp thi công bê tông lót móng, trước hết phải hiể rõ về thành phần cấu tạo nên nó.
Thành phần của bê tông lót gồm cát, đá, vữa xi măng. Hiện nay có 2 phương thức thi công là dùng đa 4×6 hoặc dùng đá 1×2. Thông thường thì người ta thường sử dụng đá 1x2 bởi vì loại đã này có kích thước nhỏ dễ trộn và ít tạo ra lỗ rỗng nhưng lại có rất nhiều ý kiến cho rằng sử dụng đá 4x6 sẽ tốt hơn bởi loại đá to sẽ có độ cứng hơn đá 1x2 nên thích hợp để đổ nền móng hơn.Vậy nên dùng phương thức làm bê tông lót thì hiệu quả nhất.

biện pháp thi công bê tông lót móng

Không nên dùng đá 4×6 làm bê tông lót vì chúng có nhiều lỗ rỗng và nguy cơ làm lún nền đất rất lớn. Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4×6 chuyển dịch. Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình. o đó không nên dùng bê tông lót đá 4×6 mà nên dùng bê tông lót đá 1×2 trộn và đổ tại chỗ. Nên sử dụng đá 1 × hai vì dễ trộn bằng máy, ít hình thành lỗ rỗng


2. Biện pháp thi công bê tông lót móng

a. Đối với bê tông lót đá 4x6

Bước 1: Khi đã có mặt bằng nền đất, cần tiến hành đầm qua nền đất
Bước 2: Trải 1 lớp đá 4x6 lên nền đất đã được đầm trước đó
Bước 3: Trộn vừa xi măng (thông thường là mac 100), sau đó đổ vừa lên bề mặt của phần đá đã dải.
Bước 4: Dùng đầm để đầm chặt lớp bê tông mót để tạo độ chắc chắn. Sau đó dùng đầm bàn để tạo độ phẳng cho bề mặt móng.

biện pháp thi công bê tông lót móng

b. Đối với bê tông lót đá 1x2



Bước 1: Đầm nền đất, sau đó trải nilong quanh khu vực đổ bê tông lót.
Bước 2: Dùng máy trộn để trộn hỗn hợp bao gồm đá 1x2, cát, xi măng để tạo thành lớp vữa.
Bước 3: Đổ lớp vữa vừa trộn lên phần nilong sau đó đầm lại cho chặt
Các bạn nên tạo một lớp bê tông lót móng có độ dày lớn hơn 7cm.


Xem thêm: Những lưu ý khi đổ bê tông


3. Biện pháp thi công bê tông lót móng để bảo vệ móng và cột


Móng và cột là phần ngầm của các công trình xây dựng, sau khi thi công thì lấp đất ngay nên rất khó để có thể kiểm tra nên rất khó để đánh giá được độ tốt hay không. Đáy móng thường nằm ở phía dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông rất khó có thể đạt được yêu cầu về kỹ thuật. Cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt có khi ở trong nước ngầm có nước thải có hóa chất ăn mòn bê tông.
Có nên sử dụng ván khuôn trong biện pháp thi công bê tông lót móng?
Về lý thuyết có tính và thi công chuẩn là có, nhưng khối lượng thường nhỏ do lớp lót khá mỏng nên người ta bỏ qua, bằng chu vi phần lót móng* 0.1m. Thực tế thường nhà thầu đổ bê tông lót mà không cần ván khuôn, do vai trò của bê tông lót là làm sạch chứ không phải là cấu kiện, nên hình dạng không cần phải đúng khuôn. Nhà thầu đổ và dàn phẳng bề mặt là được. Ván khuôn dùng để giới hạn, bê tông lót thường là bê tông nghèo, rẻ tiền nên làm ván khuôn để giới hạn lại còn tốn hơn bê tông lót có tràn ra ngoài phạm vi cần đổ 1 chút, nên người ta ko cần ván khuôn. Nhiều khi do hố móng chật hẹp người ta đổ hết bê tông lót ra toàn hố móng, giới hạn là vách hố.
biện pháp thi công bê tông lót móng
Lưu ý khi dùng ván khuôn trong biện pháp thi công bê tông lót móng
Hiện nay, nhiều công trình sử dụng ván khuôn bê tông lót móng nhưng không quan tâm đến các lưu ý, không quan tâm đến ưu khuyết điểm của nó nên dẫn đến những sai sót khó khắc phục. Do đó, ngay từ đầu, việc sử dụng các loại ván khuôn bê tông lót móng này, các bạn cần phải biết: ván khuôn phải vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công quá mức cho phép hoặc bạn không lựa chọn đúng ván khuôn phù hợp với kết cấu công trình.
Đồng thời, để sử dụng ván khuôn bê tông lót móng thật hiệu quả thì ván khuôn phải kín để không bị chảy vữa xi măng ra ngoài trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông lên. Trong khi đó, bạn cũng phải sử dụng cây chống phù hợp với chất lượng, mật độ cây chống phải đảm bảo và được tính toán cụ thể hơn, cây chống không được xê dịch quá nhiều sẽ làm cho bê tông bị biến dạng.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Tư vấn biện pháp thi công vách kính cường lực đúng kỹ thuật và an toàn

Tư vấn biện pháp thi công vách kính cường lực đúng kỹ thuật và an toàn: Biện pháp thi công vách kính cường lực được nhiều khách hàng quan tâm, nhưng dể thi công vách kính cường lực cần có những lưu ý và nguyên tác nhất định để đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn nhất.

Tư vấn biện pháp thi
công vách kính cường lực đúng kỹ thuật và an toàn
Kính là một vật liệu mới được sử dụng trong mọi công trình
trên thế giới và như một biểu tượng của kiến trúc hiện đại. Từ những công trình
mang quy mô lớn và hiện đại đến những không gian nhỏ hẹp thiếu sáng đều có mặt
của chất liệu này.




















Nếu như trước đây, các nhà kiến trúc sư phải lao tâm khổ tứ để
giải bài toán cửa sổ, vách ngăn thì tới giữa thế kỷ XVI, khi kính lần đầu tiên
xuất hiện tại Thủ đô Viên (Áo) thì mọi vấn đề đều được khắc phục. Đặc biệt khi
sử dụng kính cường lực là một phần tô điểm tạo nét sang trọng mà nhẹ nhàng. Tuy
nhiên để thi công các hạng mục có sử dụng kính cường lực tương đối phức tạp và
cần an toàn tuyệt đối. Hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách về biện pháp
thi công vách kính cường lực đúng kỹ thuật.
Cấu tạo kính cường lực:



1. Tìm hiểu chung về
kính cường lực và vách kính cường lực
Trước khi vận dụng được những biện pháp thi công vách kính cường
lực, bạn cần phải hiểu rõ về chất liệu này cũng như những đặc tính của nó
a. Kính cường lực
Kính cường lực là một loại kính chịu lực được xử lý bằng nhiệt
độ hoặc hóa chất  nhằm tăng cường khả
năng chống chịu của nó so với các loại kính thông thường. Việc tôi kính khiến
cho bề mặt kính được ép chặt và lớp kính ở giữa căng ra, nhờ đó mà khi kính cường
lực vỡ, nó sẽ vỡ tung ra thành từng miếng tròn nhỏ chứ không thành từng mảnh to
sắc, từ đó an toàn hơn kính thường. Kính thì phải dễ vỡ, nhưng kính cường lực lại
rất cứng.



Ứng dụng của kính cường lực rất rộng trong nhiều lĩnh vực nhờ
ưu điểm vượt trội và tính tiện dụng của nó. Ngoài xây dựng, kính cường lực còn
được sử dụng để sản xuất kính ô tô, kính chống đạn, màn hình điện thoại…
b. Vách kính cường lực
Vách kính cường lực là vách được làm từ kính cường lực kết hợp
các phụ kiện như kẹp ty, chân nhện, bản lề, kẹp góc, chốt ke,…xung quanh viền
nhôm sơn tĩnh điện dùng để làm vách ngăn phòng. Vách ngăn được sử dụng rộng rãi
trong xây dựng kiến trúc xây dựng hiện đại như: Vách ngắn văn phòng, nhà ở, bệnh
viện, trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại…



Ưu điểm của vách kính cường lực
Biện pháp thi công vách kính cường lực được quan tâm nhiều bởi
đấy đang là xu thế thiết kế và trang trí nội thất hiện đại. Nhờ được làm từ chất
liệu kính cường lực nên vách cũng có nhiều ưu điểm như:
- Độ bền cao, chịu lực tốt: Vách kính cường lực được sản xuất
trên dây chuyền hiện đại bằng việc xử lý nhiệt để tạo nên tính chịu lực tốt và
có độ bền cao hơn so với các loại kính thông thường.

- Chịu được nhiệt độ lớn: Kính cường lực đã được gia cường,
vì vậy chịu được một sức nén bề mặt tương đối lớn. Trong trường hợp nếu áp suất
va chạm của các vật thể và ứng nhiệt phải vượt qua các sức nén thì kính mới có
thể bị vỡ. Quá trình chịu nhiệt này không làm thay đổi tính năng toả nhiệt và
truyền ánh sáng của kính.


- Độ an toàn cao: Kính cường lực có độ bền an toàn cao, khi bị
vỡ sẽ tạo thành nhiều hạt nhỏ kết dính nhau, không sắc cạnh không gây tổn
thương. Do vậy biện pháp thi công vách kính cường lực được nhiều chủ đầu tư lựa
chọn thực hiện trong công trình của mình.
- Hiệu quả thẩm mỹ: Vách kính cường lực giúp công trình của bạn
tận dụng không gian, tối đa ánh sáng, mang vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, tinh tế,
không bị cong vênh, biến dạng, dễ dàng vệ sinh.



2. Biện pháp thi công
vách kính cường lực: Cách phân biệt các loại vách kính cường lực
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi tạm chia vách kính cường
lực làm 3 loại chính thường xuất hiện trong các biện pháp thi công vách kính cường
lực:
a. Vách kính cường lực thông thường
- Cấu tạo vách kính cường lực thông thường gồm: kính cường lực,
nẹp sập bằng nhôm hoặc inox, keo silicon, ke vít, vật tư phụ…


- Ứng dụng của vách kính cường lực thông thường: Đây là dòng
vách kính cường lực phổ thông, dân dụng dùng để ngăn chia phòng, làm vách kính
mặt tiền, vách kính nhà phố, cửa hàng cửa hiệu, showroom, vách tắm kính,…
b. Vách kính cường lực mặt dựng:
- Cấu tạo gồm: Kính cường lực, khung nhôm gia cường, keo
silicon, ke vít, vật tư phụ,…


- Ứng dụng: Dùng trong cho các tòa nhà cao tầng, tòa nhà mặt
phố, tòa nhà có mặt tiền rộng như tòa nhà hộ gia đình, tòa nhà cho thuê, tòa
nhà văn phòng, ngân hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng,…
c. Vách kính cường lực chân nhện:
- Cấu tạo gồm: Kính cường lực, chân nhện để liên kết các tấm
kính, khung inox gia cường, keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…


- Ứng dụng: Dùng cho các tòa nhà như trung tâm thương mại,
khác sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, khu mua sắm, khu du lịch,…
Tham khảo mẫu thiết kế mặt bằng nhà 8x15m
3. Hướng dẫn biện pháp
thi công vách kính cường lực
Quy trình lắp đặt vách kính cường lực bao gồm 6 bước :
-        
Bước
1: Định vị vị trí lắp đặt vách kính và khảo sát công trình
Trước khi làm cái gì chúng ta cũng phải xác định được vị trí
của nó, thi công vách kính cường lực cũng vậy, trước khi lắp đặt cần khảo sát kỹ
về vị trí và bố trí nội thất của công trình để đưa ra những phương án lựa chọn
vách ngăn phù hợp nhất cho chủ đầu tư. Công đoạn khảo sát trong biện pháp thi
công vách kính cường lực bao gồm xem xét kiến trúc công trình, thiết kế nột thất,
không gian sử dụng vách kính,… từ đó đưa ra loại vách kính cũng như cách thi
công tương ứng. Chúng ta phải xem xét điều kiện thi công bởi đối với nhà ở lại
đảm nhiệm một chức năng khác nhau. Ví dụ như phòng bếp ăn là nơi có vị trí nhạy
cảm, mật độ đi lại đi lại nhiều, do đó bạn cần loại kính cường lực có độ dày
hơn.
Sau khi khảo sát hiện trạng, vệ sinh sạch sẽ vùng xung quanh
nơi trực tiếp lắp đặt, đảm bảo bằng phẳng, không bị cong vênh để dễ dàng làm việc.


-        
Bước
2: Thống nhất phương pháp thi công
Có rất nhiều biện pháp thi công vách kính cường lực nhưng bạn
nên thống nhất lại để quyết định sử dụng 1 phương án thi công duy nhất. Việc
làm này sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra xuyên suốt, nhanh chóng, đạt hiệu
quả cao và tiết kiêm, giảm tối đa lỗi sai sót. Việc này đòi hỏi sự bàn bạc, thảo
luận của một nhóm thi công để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
-        
Bước
3:  Đo đạc kích thước một cách để đặt kính chính xác
Bước này chúng ta cần thực hiện đo đạc, dọi tường, vách, đo độc
dốc để đặt kính chính xác. Tiến hành đo đạc chi tiết, cụ thể các kích thước,
các góc độ của vị trí cần lắp đặt vách ngăn để lấy thông số cụ thể cho việc cắt
kính.


Một số tính toán các thông số về biện pháp thi công vách kính
cường lực thường hay gặp:
·       Giữa các tấm kính gép với nhau hoặc
giữa kính với tường (Lắp kẹp định vị) thì khe hở kỹ thuật để lắp và bơm keo là
3mm
·       Kính cường lực lắp đế sập nhôm 25-38
thường trừ 10 – 14 mm (Tùy theo kích thước ô chờ vông hay không vuông)
-        
Bước
4: Lựa chọn độ dày kính cường lực
Tùy mục đích, nhu cầu sử dụng mà lựa chọn kính cường lực có độ
dày phù hợp. Chẳng hạn vách ngăn kính cường lực cho trung tâm thương mại, văn
phòng sẽ khác vách ngăn kính cường lực cho phòng khách hay nhà tắm. Thông thường,
độ dày kính cường lực được sử dụng nhiều nhất dao động trong các khoảng 5mm,
8mm, 10mm, 12mm.
Trong biện pháp thi công vách kính cường lực, với những vách
ngăn kính cường lực thông thường, bạn chỉ cần dùng kính dày 12mm là đủ. Với những
tầng thượng được lắp đặt kính để có tầm nhìn tốt, hay cửa ra vào của gia đình
kính 19 ly là lựa chọn tốt, đây là những vị trí chịu tác động trực tiếp từ bên
ngoài, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết tiêu cực. 
-        
Bước
5: Tiến hành lắp đặt
  • Lắp đặt phần kẹp trên và kẹp
    dưới: 
Để cố định kính chúng ta tiến hành lắp đặt phần kẹp trên và
phền kẹp dưới. Chú ý khi lắp đặt không được để xuất hiện khe hở giữa hai tấm
kính.


  • Lắp đặt khung cho vách ngăn:
Nếu bạn muốn đặt khung cho vách ngăn thì chúng ta tiến hành
lắp thêm khung cho viền cho vách ngăn, có thể sử dụng loại khung bằng inox 304 để
vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo độ bền cho vách ngăn hoặc bằng nhôm.


Dùng thước bắn tia laze 4 chiều lấy tim thẳng với tường. Sau
đó dùng khoan bê tông khoan vào tường. Sau đó dùng búa đóng tắc kê vào dùng vít
5 phân xiết chặt đế nẹp nhôm chuyên dùng cho vách kính cường lực 10mm, vách
kính cường lực 12mm, dùng hít kính nâng tấm kính vào vị trí của nẹp nhôm. Dùng
nẹp nhôm gài tấm kính lại. thiết kế vách kính cường lực trừ độ hở cũng như nẹp
nhôm để chúng ta cân chỉnh độ thẳng cũng như độ hở đều giữa 2 mép tấm kính để
khi thi công vách kính cường lực dễ hơn, sau khi cân chỉnh xong chúng ta bắt
đầu dùng súng bắn keo silicon cố định.


Khoảng 3 tiếng sau keo khô chúng ta có thể vệ sinh và đưa
vào sử dụng. Với cách thi công như thế này, chúng ta chỉ áp dụng cho thi công
vách kính cường lực nhà xưởng, vách kính cường lực mặt tiền, vách ngăn kính văn
phòng. Đối với thi công vách kính nhà cao tầng hay vách kính cường lực mặt dựng
, chúng ta thi công kiểu khác
-        
Bước
6: Bàn giao, nghiệm thu công trình
Tiến hành bàn giao công trình và nghiệm thu công trình, hướng
dẫn một số cách sử dụng và vệ sinh sao cho luôn giữ được sự an toàn, sang trọng
và chất lượng.
Tham khảo về cách thi công đá xuyên sáng cực đẹp
4. Những lưu ý trong biện
pháp thi công vách kính cường lực cũng như khi làm việc với các sản phẩm kính
cường lực
a. Kính cường lực là kính khi đã tôi xong thì không thể cắt,
khoan, khoét và khó mài. Chính vì vậy khâu đo đạc, tính toán đòi hỏi phải chính
xác đầy đủ, chi tiết. khi đo chiều rộng hay chiều cao chúng ta cần phải đo 3 điểm.
Điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối bởi nhiều trường hợp thợ xây làm không đều (cạnh
ngắn, cạnh dài, bên cao bên thấp…)


b. Cách chọn vách kính cường lực phù hợp với từng hạng mục
công trình:
- Chọn vách kính cường lực cho khu vực mặt tiền và các vách 2
bên: các vị trí này cần ưu tiên độ chịu lực lớn để đảm bảo tốt nhất về an toàn
trong sử dụng. Theo đó bạn nên chọn loại 2 vách 2 lớp, được dán bằng lớp phin.
Lựa chọn này sẽ giúp tăng độ chịu lực của các đợt va đập mạnh, tăng cường khả
năng chống trộm và cũng không bị rạn nứt.


- Chọn vách kính cường lực cho nhà cao ốc: Đối với các tòa
nhà cao ốc, nếu độ dày thích hợp cho kính cường lực khi sử dụng làm cửa là tầm
12mm, thì độ dày thích hợp để làm vách ngăn từng phòng là loại 10mm. Riêng với
những vị trí trang trí phía trong như là ô cửa thì chỉ cần chọn loại dày 8mm là
được.


- Chọn vách kính cường lực cho lan can cầu thang, ban công: với
ban công thì để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn loại có độ dày 10mm. Trường hợp sử
dụng biện pháp thi công vách kính cường lực cho lan can cầu thang, ban công thì
nên chọn loại dày 12mm nhằm đảm bảo khả năng chịu lực và mang lại cảm giác vững
chắc, an toàn cho cầu thang.


- Chọn vách kính cường lực cho các công trình cấu tạo từ
khung sắt (chẳng hạn như showroom ô tô) thì bạn nên ưu tiên loại dày 19mm để
tăng cường khả năng chống rung, đồng thời đảm bảo an toàn, độ yên tĩnh tốt cho
các khu vực lân cận.
c. Lưu ý khi sử dụng vách kính nên để bề mặt kính phải thường
xuyên được làm sạch để tránh bụi bẩn bám lâu ngày. Nếu bạn quá bận với công việc
hàng ngày thì hãy chú ý nhiều hơn đến việc này. Nếu để bụi bám lên quá lâu sẽ
làm cho kính bị hư hại, mặc dù bạn vẫn nhìn thấy màu sáng bóng của kính. Vệ
sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Chất liệu khá đặc biệt nên có một loại dung dịch
vệ sinh riêng. Điều chú ý trong các biện páp thi công vách kính cường lực là có
thể dùng những chất khác để vệ sinh nhưng cần tránh những thứ có tính oxi hóa
cao hay có tính axit cao. Vì những chất này sẽ làm hao mòn vách kính văn phòng
, tuổi thọ của kính sẽ giảm đi đáng kể.


 d. Không nên tạo nên
áp suất lực đè lớn lên kính như thế cho dù là vách kính cường lực thì cũng có
thể bị vỡ kính. Những vật sắc nhọn hay kim loại chính là những nguyên nhân làm
cho kính bị trầy xước, mất đi vẻ đẹp tự nhiên của kính. không nên dán băng dính
lên bề mặt đặc biệt loại băng dính hai mặt, có độ chắc cao, băng dính khi lột
ra rất khó và thường để lại vết trên bề mặt kính và cần một thời gian dài mới
đi hết.
e. Thiết kế điểm dễ nhận biết trên kính để đi lại không bị va
vào. Kính thông thường có màu trong suốt, đôi khi nếu không để ý thì sẽ rất dễ
va vào. Vì thế một trong nhiều biện pháp thi công vách kính cường lực là bạn có
thể chú ý tới việc tạo nên những điểm nhấn trên vách ngăn đó để không bị va chạm
phải. Một ý tưởng khác đó là thiết kế kính màu làm vách ngăn, không chỉ đẹp
sinh động hơn mà còn đảm bảo nhận biết dễ dàng hơn.


Trên đây là những chia sẻ của kiến trúc Angcovat về biện pháp
thi công vách kính cường lực cũng như các lưu ý sử dụng và bảo quản chúng. Chúc
quý vị có được những công trình đẹp hoàn hảo từ chất liệu kính cường lực.



Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Tư vấn biện pháp thi công vách kính cường lực đúng kỹ thuật và an toàn
http://angcovat.com.vn/tu-van-bien-phap-thi-cong-vach-kinh-cuong-luc-dung-ky-thuat-va-an-toan
Kính là một vật liệu mới được sử dụng trong mọi công trình trên thế giới và như một biểu tượng của kiến trúc hiện đại. Từ những công trình mang quy mô lớn và hiện đại đến những không gian nhỏ hẹp thiếu sáng đều có mặt của chất liệu này.

biện pháp thi công vách kính cường lực
Nếu như trước đây, các nhà kiến trúc sư phải lao tâm khổ tứ để giải bài toán cửa sổ, vách ngăn thì tới giữa thế kỷ XVI, khi kính lần đầu tiên xuất hiện tại Thủ đô Viên (Áo) thì mọi vấn đề đều được khắc phục. Đặc biệt khi sử dụng kính cường lực là một phần tô điểm tạo nét sang trọng mà nhẹ nhàng. Tuy nhiên để thi công các hạng mục có sử dụng kính cường lực tương đối phức tạp và cần an toàn tuyệt đối. Hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách về biện pháp thi công vách kính cường lực đúng kỹ thuật.
Cấu tạo kính cường lực:

biện pháp thi công vách kính cường lực

1. Tìm hiểu chung về kính cường lực và vách kính cường lực

Trước khi vận dụng được những biện pháp thi công vách kính cường lực, bạn cần phải hiểu rõ về chất liệu này cũng như những đặc tính của nó

a. Kính cường lực

Kính cường lực là một loại kính chịu lực được xử lý bằng nhiệt độ hoặc hóa chất  nhằm tăng cường khả năng chống chịu của nó so với các loại kính thông thường. Việc tôi kính khiến cho bề mặt kính được ép chặt và lớp kính ở giữa căng ra, nhờ đó mà khi kính cường lực vỡ, nó sẽ vỡ tung ra thành từng miếng tròn nhỏ chứ không thành từng mảnh to sắc, từ đó an toàn hơn kính thường. Kính thì phải dễ vỡ, nhưng kính cường lực lại rất cứng.

biện pháp thi công vách kính cường lực

Ứng dụng của kính cường lực rất rộng trong nhiều lĩnh vực nhờ ưu điểm vượt trội và tính tiện dụng của nó. Ngoài xây dựng, kính cường lực còn được sử dụng để sản xuất kính ô tô, kính chống đạn, màn hình điện thoại…

b. Vách kính cường lực

Vách kính cường lực là vách được làm từ kính cường lực kết hợp các phụ kiện như kẹp ty, chân nhện, bản lề, kẹp góc, chốt ke,…xung quanh viền nhôm sơn tĩnh điện dùng để làm vách ngăn phòng. Vách ngăn được sử dụng rộng rãi trong xây dựng kiến trúc xây dựng hiện đại như: Vách ngắn văn phòng, nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại…

biện pháp thi công vách kính cường lực
Ưu điểm của vách kính cường lực
Biện pháp thi công vách kính cường lực được quan tâm nhiều bởi đấy đang là xu thế thiết kế và trang trí nội thất hiện đại. Nhờ được làm từ chất liệu kính cường lực nên vách cũng có nhiều ưu điểm như:
- Độ bền cao, chịu lực tốt: Vách kính cường lực được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bằng việc xử lý nhiệt để tạo nên tính chịu lực tốt và có độ bền cao hơn so với các loại kính thông thường.
- Chịu được nhiệt độ lớn: Kính cường lực đã được gia cường, vì vậy chịu được một sức nén bề mặt tương đối lớn. Trong trường hợp nếu áp suất va chạm của các vật thể và ứng nhiệt phải vượt qua các sức nén thì kính mới có thể bị vỡ. Quá trình chịu nhiệt này không làm thay đổi tính năng toả nhiệt và truyền ánh sáng của kính.
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Độ an toàn cao: Kính cường lực có độ bền an toàn cao, khi bị vỡ sẽ tạo thành nhiều hạt nhỏ kết dính nhau, không sắc cạnh không gây tổn thương. Do vậy biện pháp thi công vách kính cường lực được nhiều chủ đầu tư lựa chọn thực hiện trong công trình của mình.
biện pháp thi công vách kính cường lực
- Hiệu quả thẩm mỹ: Vách kính cường lực giúp công trình của bạn tận dụng không gian, tối đa ánh sáng, mang vẻ đẹp sang trọng, hiện đại, tinh tế, không bị cong vênh, biến dạng, dễ dàng vệ sinh.

biện pháp thi công vách kính cường lực

2. Biện pháp thi công vách kính cường lực: Cách phân biệt các loại vách kính cường lực

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi tạm chia vách kính cường lực làm 3 loại chính thường xuất hiện trong các biện pháp thi công vách kính cường lực:

a. Vách kính cường lực thông thường

- Cấu tạo vách kính cường lực thông thường gồm: kính cường lực, nẹp sập bằng nhôm hoặc inox, keo silicon, ke vít, vật tư phụ…
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Ứng dụng của vách kính cường lực thông thường: Đây là dòng vách kính cường lực phổ thông, dân dụng dùng để ngăn chia phòng, làm vách kính mặt tiền, vách kính nhà phố, cửa hàng cửa hiệu, showroom, vách tắm kính,…

b. Vách kính cường lực mặt dựng

- Cấu tạo gồm: Kính cường lực, khung nhôm gia cường, keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Ứng dụng: Dùng trong cho các tòa nhà cao tầng, tòa nhà mặt phố, tòa nhà có mặt tiền rộng như tòa nhà hộ gia đình, tòa nhà cho thuê, tòa nhà văn phòng, ngân hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng,…

c. Vách kính cường lực chân nhện

- Cấu tạo gồm: Kính cường lực, chân nhện để liên kết các tấm kính, khung inox gia cường, keo silicon, ke vít, vật tư phụ,…

- Ứng dụng: Dùng cho các tòa nhà như trung tâm thương mại, khác sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, khu mua sắm, khu du lịch,…


Tham khảo mẫu thiết kế mặt bằng nhà 8x15m

3. Hướng dẫn biện pháp thi công vách kính cường lực

Quy trình lắp đặt vách kính cường lực bao gồm 6 bước :
  • Bước 1: Định vị vị trí lắp đặt vách kính và khảo sát công trình
Trước khi làm cái gì chúng ta cũng phải xác định được vị trí của nó, thi công vách kính cường lực cũng vậy, trước khi lắp đặt cần khảo sát kỹ về vị trí và bố trí nội thất của công trình để đưa ra những phương án lựa chọn vách ngăn phù hợp nhất cho chủ đầu tư. Công đoạn khảo sát trong biện pháp thi công vách kính cường lực bao gồm xem xét kiến trúc công trình, thiết kế nột thất, không gian sử dụng vách kính,… từ đó đưa ra loại vách kính cũng như cách thi công tương ứng. Chúng ta phải xem xét điều kiện thi công bởi đối với nhà ở lại đảm nhiệm một chức năng khác nhau. Ví dụ như phòng bếp ăn là nơi có vị trí nhạy cảm, mật độ đi lại đi lại nhiều, do đó bạn cần loại kính cường lực có độ dày hơn.
Sau khi khảo sát hiện trạng, vệ sinh sạch sẽ vùng xung quanh nơi trực tiếp lắp đặt, đảm bảo bằng phẳng, không bị cong vênh để dễ dàng làm việc.

biện pháp thi công vách kính cường lực

  • Bước 2: Thống nhất phương pháp thi công
Có rất nhiều biện pháp thi công vách kính cường lực nhưng bạn nên thống nhất lại để quyết định sử dụng 1 phương án thi công duy nhất. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra xuyên suốt, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao và tiết kiêm, giảm tối đa lỗi sai sót. Việc này đòi hỏi sự bàn bạc, thảo luận của một nhóm thi công để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
  • Bước 3: Đo đạc kích thước một cách để đặt kính chính xác
Bước này chúng ta cần thực hiện đo đạc, dọi tường, vách, đo độc dốc để đặt kính chính xác. Tiến hành đo đạc chi tiết, cụ thể các kích thước, các góc độ của vị trí cần lắp đặt vách ngăn để lấy thông số cụ thể cho việc cắt kính.

Một số tính toán các thông số về biện pháp thi công vách kính cường lực thường hay gặp:
- Giữa các tấm kính gép với nhau hoặc giữa kính với tường (Lắp kẹp định vị) thì khe hở kỹ thuật để lắp và bơm keo là 3mm
- Kính cường lực lắp đế sập nhôm 25-38 thường trừ 10 – 14 mm (Tùy theo kích thước ô chờ vông hay không vuông)
  • Bước 4: Lựa chọn độ dày kính cường lực
Tùy mục đích, nhu cầu sử dụng mà lựa chọn kính cường lực có độ dày phù hợp. Chẳng hạn vách ngăn kính cường lực cho trung tâm thương mại, văn phòng sẽ khác vách ngăn kính cường lực cho phòng khách hay nhà tắm. Thông thường, độ dày kính cường lực được sử dụng nhiều nhất dao động trong các khoảng 5mm, 8mm, 10mm, 12mm.
Trong biện pháp thi công vách kính cường lực, với những vách ngăn kính cường lực thông thường, bạn chỉ cần dùng kính dày 12mm là đủ. Với những tầng thượng được lắp đặt kính để có tầm nhìn tốt, hay cửa ra vào của gia đình kính 19 ly là lựa chọn tốt, đây là những vị trí chịu tác động trực tiếp từ bên ngoài, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết tiêu cực.
  • Bước 5: Tiến hành lắp đặt

- Lắp đặt phần kẹp trên và kẹp dưới:
Để cố định kính chúng ta tiến hành lắp đặt phần kẹp trên và phền kẹp dưới. Chú ý khi lắp đặt không được để xuất hiện khe hở giữa hai tấm kính.
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Lắp đặt khung cho vách ngăn:
Nếu bạn muốn đặt khung cho vách ngăn thì chúng ta tiến hành lắp thêm khung cho viền cho vách ngăn, có thể sử dụng loại khung bằng inox 304 để vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo độ bền cho vách ngăn hoặc bằng nhôm.
biện pháp thi công vách kính cường lực

Dùng thước bắn tia laze 4 chiều lấy tim thẳng với tường. Sau đó dùng khoan bê tông khoan vào tường. Sau đó dùng búa đóng tắc kê vào dùng vít 5 phân xiết chặt đế nẹp nhôm chuyên dùng cho vách kính cường lực 10mm, vách kính cường lực 12mm, dùng hít kính nâng tấm kính vào vị trí của nẹp nhôm. Dùng nẹp nhôm gài tấm kính lại. thiết kế vách kính cường lực trừ độ hở cũng như nẹp nhôm để chúng ta cân chỉnh độ thẳng cũng như độ hở đều giữa 2 mép tấm kính để khi thi công vách kính cường lực dễ hơn, sau khi cân chỉnh xong chúng ta bắt đầu dùng súng bắn keo silicon cố định.

Khoảng 3 tiếng sau keo khô chúng ta có thể vệ sinh và đưa vào sử dụng. Với cách thi công như thế này, chúng ta chỉ áp dụng cho thi công vách kính cường lực nhà xưởng, vách kính cường lực mặt tiền, vách ngăn kính văn phòng. Đối với thi công vách kính nhà cao tầng hay vách kính cường lực mặt dựng , chúng ta thi công kiểu khác
  • Bước 6: Bàn giao, nghiệm thu công trình
Tiến hành bàn giao công trình và nghiệm thu công trình, hướng dẫn một số cách sử dụng và vệ sinh sao cho luôn giữ được sự an toàn, sang trọng và chất lượng.
Tham khảo về cách thi công đá xuyên sáng cực đẹp

4. Những lưu ý trong biện pháp thi công vách kính cường lực cũng như khi làm việc với các sản phẩm kính cường lực


a. Kính cường lực là kính khi đã tôi xong thì không thể cắt, khoan, khoét và khó mài. Chính vì vậy khâu đo đạc, tính toán đòi hỏi phải chính xác đầy đủ, chi tiết. khi đo chiều rộng hay chiều cao chúng ta cần phải đo 3 điểm. Điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối bởi nhiều trường hợp thợ xây làm không đều (cạnh ngắn, cạnh dài, bên cao bên thấp…)

b. Cách chọn vách kính cường lực phù hợp với từng hạng mục công trình:
- Chọn vách kính cường lực cho khu vực mặt tiền và các vách 2 bên: các vị trí này cần ưu tiên độ chịu lực lớn để đảm bảo tốt nhất về an toàn trong sử dụng. Theo đó bạn nên chọn loại 2 vách 2 lớp, được dán bằng lớp phin. Lựa chọn này sẽ giúp tăng độ chịu lực của các đợt va đập mạnh, tăng cường khả năng chống trộm và cũng không bị rạn nứt.
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Chọn vách kính cường lực cho nhà cao ốc: Đối với các tòa nhà cao ốc, nếu độ dày thích hợp cho kính cường lực khi sử dụng làm cửa là tầm 12mm, thì độ dày thích hợp để làm vách ngăn từng phòng là loại 10mm. Riêng với những vị trí trang trí phía trong như là ô cửa thì chỉ cần chọn loại dày 8mm là được.
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Chọn vách kính cường lực cho lan can cầu thang, ban công: với ban công thì để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn loại có độ dày 10mm. Trường hợp sử dụng biện pháp thi công vách kính cường lực cho lan can cầu thang, ban công thì nên chọn loại dày 12mm nhằm đảm bảo khả năng chịu lực và mang lại cảm giác vững chắc, an toàn cho cầu thang.
biện pháp thi công vách kính cường lực

- Chọn vách kính cường lực cho các công trình cấu tạo từ khung sắt (chẳng hạn như showroom ô tô) thì bạn nên ưu tiên loại dày 19mm để tăng cường khả năng chống rung, đồng thời đảm bảo an toàn, độ yên tĩnh tốt cho các khu vực lân cận.
c. Lưu ý khi sử dụng vách kính nên để bề mặt kính phải thường xuyên được làm sạch để tránh bụi bẩn bám lâu ngày. Nếu bạn quá bận với công việc hàng ngày thì hãy chú ý nhiều hơn đến việc này. Nếu để bụi bám lên quá lâu sẽ làm cho kính bị hư hại, mặc dù bạn vẫn nhìn thấy màu sáng bóng của kính. Vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Chất liệu khá đặc biệt nên có một loại dung dịch vệ sinh riêng. Điều chú ý trong các biện pháp thi công vách kính cường lực là có thể dùng những chất khác để vệ sinh nhưng cần tránh những thứ có tính oxi hóa cao hay có tính axit cao. Vì những chất này sẽ làm hao mòn vách kính văn phòng , tuổi thọ của kính sẽ giảm đi đáng kể.
biện pháp thi công vách kính cường lực

d. Không nên tạo nên áp suất lực đè lớn lên kính như thế cho dù là vách kính cường lực thì cũng có thể bị vỡ kính. Những vật sắc nhọn hay kim loại chính là những nguyên nhân làm cho kính bị trầy xước, mất đi vẻ đẹp tự nhiên của kính. không nên dán băng dính lên bề mặt đặc biệt loại băng dính hai mặt, có độ chắc cao, băng dính khi lột ra rất khó và thường để lại vết trên bề mặt kính và cần một thời gian dài mới đi hết.
e. Thiết kế điểm dễ nhận biết trên kính để đi lại không bị va vào. Kính thông thường có màu trong suốt, đôi khi nếu không để ý thì sẽ rất dễ va vào. Vì thế một trong nhiều biện pháp thi công vách kính cường lực là bạn có thể chú ý tới việc tạo nên những điểm nhấn trên vách ngăn đó để không bị va chạm phải. Một ý tưởng khác đó là thiết kế kính màu làm vách ngăn, không chỉ đẹp sinh động hơn mà còn đảm bảo nhận biết dễ dàng hơn.

Trên đây là những chia sẻ của kiến trúc Angcovat về biện pháp thi công vách kính cường lực cũng như các lưu ý sử dụng và bảo quản chúng. Chúc quý vị có được những công trình đẹp hoàn hảo từ chất liệu kính cường lực.